10 bệnh thường gặp và cách chữa trị cho lươn
1. Bệnh da đỏ
Nguyên nhân: Trực khuẩn lông huỳnh quang.
Triệu chứng lâm sàng: Tổn thương khi đánh bắt hoặc vận chuyển, vi khuẩn xâm nhập vào da gây ra. Bên ngoài lươn bị bệnh cục bộ xuất huyết, phát viêm, da tuột, nhất là phần bụng và hai bên là rõ nhất, hàm trên dưới và mang cũng xung huyết phát viêm. Chỗ bị bệnh thường kế phát lây nhiễm vi khuẩn. Thân lươn bệnh gầy yếu.
Quy luật dịch bệnh: Thường lây lan vào cuối xuân đầu hạ.
Phương pháp dự phòng:
Khi đánh bắt và vận chuyển phải cẩn thận trong thao tác, tránh lươn bị tổn thương.
Trước khi thả nuôi, dùng 5 – 10mg/lít bột tẩy (bleach) ngâm rửa khoảng nửa giờ.
Mùa phát bệnh dùng bột tầy cho vào lồng treo dự phòng, lượng bột tẩy dùng nói chung là 0,4g/lít.
Phương pháp phòng trị bệnh cho lươn:
Dùng 1 – 1,2mg/lít bột tẩy xả toàn ao, cách ngày 1 lần.
Dùng 0,05g/mét khối nước phèn chua hoà tan nước xả xuống ao, sau 2 ngày dùng vôi bột 25g/mét khối nước xả toàn ao.
Dùng ngũ vị tử 2 – 4mg/lít xả toàn ao, liên tục 3 ngày.
Compound sulfamethafine trộn đều thức ăn, tính theo sản phẩm này, lượng 1 lần, mỗi kg thể trọng 1,5g (tính theo lượng thức ăn 5%, mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 30g), một ngày 2 lần, dùng liên tục 6 ngày. Khi sử dụng phải chú ý, phải cẩn thận khi có bệnh biến gan tạng, bệnh biến thận tạng.
2. Bệnh đánh dấu (bệnh mục da, bệnh ban hoa mai)
Nguyên nhân: Giống phụ dạng điểm của khuẩn khí đơn bào (aeromonas) dạng chấm (điểm).
Triệu chứng lâm sàng: Phần bị bệnh xuất hiện chấm hình tròn hoặc hình bầu dục như hạt đậu nành, da xung huyết phát viêm, hoại tử và loét nát, để lộ chân bì màu trắng, xương và nội tạng, phần chuôi đuôi nát rụng mất. Lươn bị bệnh không vào hang, bơi chậm, đầu thường vươn khỏi mặt nước.
Quy luật dịch bệnh: Quanh năm đều gặp, nhất là vào tháng 4 – 9.
Phương pháp dự phòng: Ao nuôi lươn dùng vôi bột tiêu độc triệt để, tiêu diệt nguyên thể bệnh. Bảo đảm chất nước trong mới, định kỳ dùng bột tẩy 1 – 1,2g/mét khối nước hoặc vôi bột 15 – 20g/mét khối nước xả tiêu độc toàn ao.
Phương pháp trị liệu: Thuốc dùng ngoài giống bệnh da đỏ; thuốc dùng ngoài có thể dùng một trong các loại compound sulfadiafine, thiamphenicol, bột compound sulfamethoxazole, sử dụng theo thuyết minh sản phâ3m.
3. Bệnh nát đuôi
Nguyên nhân: Khuẩn aerogenesis monofore (khuẩn sản khí đơn bào).
Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ đầu phát bệnh phần đuôi xung huyết phát viêm, loét, khi nghiêm trọng phần đuôi rụng mất, cơ bắp xuất huyết, loét, xương lộ ra ngoài, lươn bị bệnh phản ứng chậm, phần đầu thường ngoi khỏi mặt nước, cuối cùng mất khả năng hoạt động mà chết.
Quy luật dịch bệnh: Quanh năm đều có thể phát bệnh, tháng 6 – 9 thường thấy nhiều.
Phương pháp dự phòng:
Trong quá trình vận chuyển tránh làm tổn thương thân lươn.
Mật độ nuôi không nên quá lớn, chú ý giữ nước trong sạch, cải thiện chất nước.
Phương pháp trị liệu:
Dùng thuốc chlorine dioxide 20 – 40mg/lít ngâm tắm lươn bị bệnh 5 – 10 phút.
Thuốc dùng trong như bệnh đóng dấu.
4. Bệnh viêm ruột
Nguyên nhân: Khuẩn aeromonas (khí đơn bào) dạng chấm vi khuẩn.
Triệu chứng lâm sàng: Lươn bị bệnh tách đàn bơi riêng lẻ, bơi chậm, thân lươn phát đen, phần đầu là rõ hơn, phần bụng xuất hiện ban đỏ, ăn giảm. Phẫu thuật ruột có thể thấy đường ruột cục bộ xuất huyết phát viêm, trong ruột không có thức ăn, hậu môn sưng đỏ, ấn nhẹ phần bụng có dịch màu vàng hoặc màu đỏ tiết ra.
Quy luật dịch bệnh: Mùa hè dễ lây lan dịch, lươn ăn thức ăn hỏng biến chất hoặc no đói không đều, ký sinh trùng đường ruột ký sinh đều có thể gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm mạnh, bệnh trình tương đối ngắn, tỷ lệ chết cao. Nhiệt độ nước 25 đến 30 độ C là nhiệt độ dễ lây lan bệnh.
Phương pháp dự phòng:
Tăng cường quản lý ao nuôi, không cho ăn thức ăn biến chất, kịp thời loại trừ thức ăn thừa.
Dùng vôi bột 30g/mét khối nước làm sạch ao tiêu độc.
Giun cho ăn nên tâm thời nuôi mấy hôm, để cho giun nhả hết chất bẩn trong ruột, mỗi kg giun nước dùng 12g tetramycin tiêu độc sau 30 phút cho ăn, để tránh vi rút chui vào.
Khi phát hiện lươn chết phải ngừng cho ăn và dùng tetramycin để tiêu độc.
Phương pháp trị liệu: Kết hợp dùng thuốc trong và dùng ngoài. Dùng ngoài thường dùng bột tẩy hoặc vôi bột xả toàn ao. Bột compound sulfadiafine trộn thức ăn cho ăn, lượng 1 lần, mỗi kg thể trọng 0,3g (tính theo 5% lượng thức ăn, mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 6g) mỗi ngày 2 lần, dùng liền 5 – 7 ngày, lượng dùng lần đầu gấp đôi. Bột địa miên thảo trộn thức ăn cho ăn, mỗi kg thể trọng 5 – 10g, dùng liền 5 – 7 ngày.
5. Bệnh xuất huyết
Nguyên nhân: Khuẩn Aeronaonas thích nước.
Triệu chứng lâm sàng: Lươn bị bệnh bơi trên mặt nước không ăn, phản ứng chậm, phần thân và bụng xuất hiện ban đỏ to nhỏ không đều. Bộ phận lươn bị bệnh đầu sưng đỏ, từ miệng, mang đều chảy ra huyết dịch, gan tổn thương rất nghiêm trọng, xoang bụng có dịch thể kèm máu, đường ruột phát viêm xung huyết không thức ăn, trong có dịch màu vàng, bề ngoài không loét, thân thể mất tính đàn hồi, thành dạng cứng đờ.
Quy luật dịch bệnh: Mùa lây lan là vào tháng 4 đến 10. Từ tháng 6 đến 6 là mùa cao điểm.
Phương pháp dự phòng:
Khi đánh bắt, vận chuyển, thả nuôi phải tránh làm tổn thương lươn.
Khi thả nuôi lươn giống dùng nước muối 3% tiêu độc 3 – 5 phút. Thả nuôi phải dùng chlorine dioxide 0,3mg/lít hoặc dibromoheroin xả xuống toàn ao.
Phương pháp trị liệu:
Dùng trichlo isouriccyanic acid 0,4 – 0,5 mg/lít xả toàn ao.
Chlorine dioxide 20 – 40mg/lít ngâm lươn bị bệnh 5 – 10 phút.
Dùng dung dịch benfobromoamonium tiêu độc. Compound sulfamethatine trộn thức ăn: lượng 1 lần, mỗi kg thể trọng 1,5g (tính theo 5% lượng thức ăn, mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 30g). Mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục 6 ngày.
6. Bệnh nấm nước
Nguyên nhân bệnh: Khuẩn nấm nước.
Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu ký sinh ở vết thương của lươn và trên trứng lươn. Khi phát bệnh phần đầu lươn phủ một lớp tơ khuẩn cũa khuẩn nấm nước dạng xơ bông màu trắng, thời kỳ đầu ổ bệnh không rõ, dần dần xuất hiện tơ khuẩn dạng xơ bông, hình thành lông trắng mắt thường có thể thấy, thịt chỗ bệnh nát loét.
Quy luật dịch bệnh: Cuối đông đầu xuân lây lan dịch nhiều nhất.
Phương pháp dự phòng:
Dùng vôi bột làm sạch ao nuôi, lượng dùng mỗi mẫu nước 100 – 150kg, sau khi hoà nước xả toàn ao.
Dùng nước muối ăn 2 – 3% ngâm lươn bệnh 3 – 4 phút.
Dùng nước muối 0,04% và nước sodium bicarbonate 0,04% xả toàn ao.
Phương pháp trị liệu: Bột ngũ vị tử trộn thức ăn, mỗi kg thể trọng 0,1 – 0,2g, một ngày 3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày. Xả toàn ao, mỗi mết khối nước 0,3g, dùng liền 2 ngày, mỗi mét khối nước 2 – 4g, ngâm 30 phút.
7. Bệnh giun dây (Trichinosis):
Nguyên nhân: Giun dây – Trichinosis
Triệu chứng lâm sàng: Giun dây dùng phần đầu của nó chui vào lớp niêm mạc vách ruột của chủ ký sinh, làm cho vách ruột xung huyết phát viêm. Khi giun ký sinh lượng ít, không có triệu chứng rõ ràng; khi giun ký sinh lượng lớn, lươn rời đàn phân tán, thân thể cuộn tròn vận động, đầu run rẩy, gầy yếu cho đến chết.
Quy luật dịch bệnh: Chủ yếu nguy hại giống lươn trong năm, lượng lớn ký sinh làm lươn non chết.
Phương pháp dự phòng:
Dùng vôi bột tiêu độc ao nuôi, để tiêu diệt trứng giun và lươn có bệnh:
Mỗi kg lươn dùng 90% tinh thể dipterex 0,1g trộn vào thức ăn cho ăn, liên tục cho ăn 5-6 ngày.
Phương pháp trị liệu:
Mỗi 100kg lươn dùng levamisole 0,2 – 0,3g trộn thức ăn cho liên tục 3 ngày.
Xuyên liên trần bì tán trộn thức ăn cho ăn, mỗi kg thể trông 0,1g (tính theo 5% lượng cho ăn, mỗi kg thức ăn dùng 2g thuốc này), liên tục 3 ngày.
8. Bệnh giun đầu gai (bệnh giun ao gai)
Nguyên nhân: Giun áo gai đầu gai mới, còn gọi là giun áo gai mới ẩn nấu, giun áo gai mới.
Triệu chứng lâm sàng: Thân giun đầu gai tương đối lớn, có màu trắng sữa, chủ yếu ký sinh ở thành ruột sát da dạy của lươn, dùng môi có móc câu chui vào trong niêm mạc ruột, đường ruột của lươn bị bệnh phát viêm, thân lươn gầy. Khi ký sinh lượng lớn, sẽ làm nghẽn đường ruột, khi nghiêm trọng làm thủng ruột, có lúc gây ra thiếu máu, lươn bệnh chết.
Quy luật dịch bệnh: Quanh năm đều phát sinh, có thể lây nhiễm ở các lứa tuổi của lươn.
Phương pháp dự phòng: Dùng vôi bột tiêu độc triệt để ao nuôi, giết chết nguyên thể bệnh và trứng giun.
Phương pháp trị liệu: Hoà tan tinh thể dipiterex xả đều toàn ao: mỗi mét khối nước dùng 0,18 – 0,45g, lươn non dùng giảm lượng, mỗi 100kg lươn dùng 0,2 – 0,3g levamisole hoa75c mebendafole và 2g bột tỏi hoặc sulfadiafine trộn đều thức ăn cho ăn, cho ăn liền 3 ngày; dùng prafiquantel trộn đều thức ăn cho ăn. Theo mỗi kg thể trọng cá dùng 0,05 – 0,1g (tính theo 5% lượng dùng, mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 1 – 2g) cho ăn liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày.
9. Bệnh đỉa Trung Hoa
Nguyên nhân: Đỉa Trung Hoa, còn gọi là đỉa.
Triệu chứng lâm sàng: Đỉa dùng miệng hút của nó hút bám vào bất cứ nơi nào trên thân lươn non và lươn trưởng thành. Chủ yếu bám hút lỗ mang và bên thân, phần đầu, hút lấy máu của chủ ký sinh.
Phương pháp dự phòng: Dùng vôi bột làm sạch ao, có thể giết đỉa hiệu quả.
Phương pháp trị liệu: Dùng 10mg/lít dipterex tinh thể hoặc 5mg/lít potassium permanganate hoà tan xả toàn ao. Dùng nước muối 3% ngâm lươn bệnh 5-10 phút.
10. Bệnh phát sốt
Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu là torng quá trình vận chuyển thả nuôi mật độ quá cao, ngoài thân lươn bài tiết niêm dịch quá nhiều, làm cho vi sinh vật trong nước tăng tốc phân giải tiêu hao oxy hoà tan trong nước, làm cho lươn vì thiếu oxy, quấn lấy nhau, làm chết hàng loạt.
Phương pháp dự phòng:
Khống chế nghiêm ngặt mật độ chứa đựng lươn khi vận chuyển.
Kịp thời thay nước mới.
Chứa đựng chung với chạch, lợi dụng chạch bơi lên bơi xuông, ngừa lươn quấn vào nhau.
Cho miếng gừng tươi cho thùng nước chứa vận chuyển, mỗi thùng 100g.
Mật độ thả nuôi vừa phải, mùa hè kịp thời thay nước mới, hoặc trồng trong ao loại thực vật thuỷ sinh, để giảm nhiệt độ nước, bảo đảm chất nước sạch mới.
Phương pháp trị liệu: Dùng dung dịch cupric sulfate nồng độ 0,7g/mét khối xả toàn ao.
Với kinh nghiệm chữa trị 10 loại bệnh nuôi lươn trên đây, Bể nuôi nổi chúc bà con nuôi lươn thành công, và hãy chia sẻ những kiến thức này cho cộng đồng.
Nguồn tham khảo nongnghiep
Hội Nghị Thượng Đỉnh Ngành Tôm 2024: Giải Pháp Chọn Giống Và Quản Lý Dịch Bệnh Hiệu Quả
2 bước quan trọng cần lưu ý trong việc thiết kế ao nuôi tôm thẻ hiện nay
EDTA trong nuôi tôm
Tỷ phú nuôi tôm Nghệ An năm 2024 – Chìa khóa sự thành công cho danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc
Góc chia sẻ: Những việc cần làm để bảo vệ ao tôm trước bão lũ
Vì sao dân thi nhau làm ao nuôi tôm cá loại nhỏ
Xanh hóa ngành tôm (phần 2)
10 nữ hoàng tôm đẹp nhất thế giới
Làm thế nào để xử lí bọt lâu tan trong ao nuôi tôm?
Aqua mina hướng dẫn cách sử dụng Đồng sunfat nuôi tôm
Nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta
Xanh hóa ngành tôm