Phòng trị bệnh vi khuẩn sợi cho tôm
Phòng trị bệnh vi khuẩn sợi cho tôm thẻ chân trắng; đầu tiên bà con cần biết vi khuẩn dạng sợi là gì, dấu hiệu bệnh lý và cách phòng trị bệnh vi khuẩn sợi trên tôm như thế nào.
Khi tôm bị nhiễm bệnh vi khuẩn dạng sợi, ban đầu thường không có dấu hiệu rõ rệt, khi bị nặng tôm có thể chết rải rác
Vi khuẩn dạng sợi là gì
Vi khuẩn dạng sợi là loại vi khuẩn Leucothrix mucor sống hoại sinh ở sông và biển, có khả năng bám lên bề mặt ngoài của tôm, có khả năng phân giải nhiều loại hợp chất hữu cơ.
Dấu hiệu khi bị bệnh dạng sợi
Mang tôm biến đen hoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ.
Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám nhiều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác.
Nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được.
Bệnh thường gặp ở ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày.
Nguyên nhân gây bệnh sợi cho tôm
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là một số giống vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae, Leucothrix mucor, Cytophag sp., Flexibacter sp…
Các vi khuẩn này có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ của tôm bệnh. Vi khuẩn chỉ tồn tại ở các thể dinh dưỡng, chúng không hình thành bào tử. Chúng là một thành viên của khu hệ vi sinh vật hoại sinh sống trong biển và cửa sông.
Chúng có thể bám trên bề mặt phía ngoài của nhiều loài động vật thủy sinh. Chúng có khả năng phân giải Cenlulose, kitin và các hợp chất hữu cơ khác.
Cách phòng và trị bệnh dạng sợi cho tôm
Để phòng bệnh cần đảm bảo chất lượng môi trường tốt, quản lý chất thải hữu cơ.
Khi phát hiện có nhiễm vi khuẩn dạng sợi nhưng chưa xuất hiện bệnh lý có thể dùng BKC 80% để trừ tảo và dùng Probio Yucca để làm sạch nước nuôi.

Chia sẻ: Lai tạo thành công cá mú khổng lồ từ Án Độ
Chia sẻ: Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ
Chia sẻ: Tàu nuôi thủy sản thông minh ngoài khơi đầu tiên trên thế giới
Chia sẻ: Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Chia sẻ: Long đong tôm Việt
Nuôi tôm kiếm bạc tỷ ở vùng ngọt quanh năm: Lợi trước, hại sau?
Cá tra Việt Nam nhận tin vui lớn từ Mỹ
Mức thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến, doanh nghiệp kêu oan
Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên