HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RHODO | TÀI LIỆU VỀ CHẾ PHẨM VI KHUẨN TÍA TỪ AQUA MINA
Aqua Mina hướng dẫn phương pháp nhân vi sinh khối Rhodo | Vi khuẩn tía
.jpg)
Hướng dẫn ủ
Sử dụng 20 lít vi khuẩn tía cùng 20 lít môi trường dinh dưỡng với nước sạch pha thành 1000L dung dịch, ủ từ 7 - 10 ngày trong điều kiện đủ ánh sáng, khuấy đảo liên tục hàng ngày. Tối chong đèn đỏ hoặc đèn LED nông nghiệp. Che tránh mưa khi cần thiết.

Hướng dẫn sử dụng
Sử dùng 1000L sinh khối vi khuẩn tía cho 50.000-100.000 m3 để xử lý nước ao nuôi, tùy thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và quy trình nuôi. Sản phẩm có thể dùng cho môi trường nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Có thể sử dụng trực tiếp vào buổi sáng hoặc sử dụng kết hợp với mật rỉ đường vào buổi tối.
Lưu ý khi dùng
Không được sử dụng nước ao để nhân sinh khối vi khuẩn tía. Các bể ủ sinh khối cần được vệ sinh sạch.
Cách ứng dụng
1. Làm giảm nồng độ khí độc H2S, NH3, NO2 (tốt hơn khi kết hợp với chế phẩm EM)
2. Hỗ trợ tảo khuê phát triển với ao bổ sung khoáng.
3. Ngăn ngừa các loại tảo độc phát triển.
4. Ức chế các loại vi khuẩn có hại như Vibrio spp., Aeromonas spp... trong ao nuôi.
5. Phân hủy các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, làm sạch nước ao nuôi.
6. Gây màu nước, cải thiện chất lượng nước.

Giới thiệu sản phẩm và thành phần
Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp gồm các vi sinh vật thuộc nhóm vi khuẩn Rhodopseudomonas spp., loài vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tím (PNSB) phân bố rộng rãi trong tự nhiên, chủ yếu ở môi trường nước yếm khí, có đủ ánh sáng như hồ, đất, đầm lầy, biển.
Rhodopseudomonas spp. là một nhóm các sinh vật đa năng, trong đó hầu hết thể hiện bốn chế độ trao đổi chất: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng, chuyển từ chế độ này sang chế độ khác tùy thuộc vào các điều kiện sẵn có. Tính linh hoạt trao đổi chất này cho phép vi khuẩn tía sử dụng các hợp chất vô cơ và hữu cơ làm nguồn carbon và năng lượng trong điều kiện kỵ khí hoặc hiếu khí.

Do đó, Rhodopseudomonas được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và xử lý nước thải. Vi khuẩn tía rất giàu các chất hoạt tính sinh học, bao gồm protein, vitamin, polysaccharides, axit pantothenic và axit folic, có thể bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Nó cũng có thể làm giảm hàm lượng CO2 trong nước nuôi trồng thủy sản, ổn định độ pH và làm sạch môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt có khả năng làm giảm nồng độ khí độc H2S, NH3, NO2. Hiện nay, việc bổ sung Rhodopseudomonas vào nước nuôi trồng thủy sản có thể nâng cao năng suất, khả năng kháng bệnh và chất lượng nước nuôi trồng thủy sản cùng một lúc.
Ngày đăng : 29/04/2024
2031 Lượt xem
Bài viết khác
CHIA SẺ CÁC GIẢI PHÁP KHỬ TRÙNG NƯỚC CHO THỦY SẢN
GÓC CHIA SẺ: GIÁ TRỊ CON TÔM NẰM Ở ĐÂU
Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025
Hiểm họa khôn lường từ sử dụng clo lỏng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản
Bạc Liêu: Xây dựng hạ tầng nguồn nước thúc đẩy ngành tôm phát triển
Làm cách nào để quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm thẻ chân trắng?
Chia sẻ: Quản lý tốt tôm nuôi nước lợ trong thời điểm nắng nóng
Tin vui ngành thủy sản: Sản xuất trên 335 triệu con giống các loại trong năm 2025
Sử dụng hố siphon hiệu quả nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao và siêu thâm canh
Giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, Trung Quốc đều tăng
Cà Mau không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng 46%