Góc chia sẻ: Ăn tôm có nhất thiết phải bỏ chỉ tôm không?
Dẫn thông tin từ PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh ở Viện Khoa học và Công nghệ - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, đường chỉ màu đen hoặc màu trắng ở lưng tôm là đường tiêu hóa của con vật này, chứa dạ dày và đại tràng. Đường chỉ này dễ nhìn thấy ở những con tôm to.
Tuy nhiên, đường chỉ của con tôm bé, thực chất không quá nguy hiểm như gây ngộ độc hoặc tiêu chảy nặng nề do các vi khuẩn trong đó đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu.
Đường này vừa bẩn, vừa không có giá trị dinh dưỡng nên khi chế biến, bạn nên loại bỏ để món ăn được sạch và yên tâm hơn. Đặc biệt, nếu nấu tôm cho trẻ ăn thì nên loại bỏ đường chỉ đen để đảm bảo vệ sinh, bởi đường ruột trẻ còn yếu.
Nhiều người thường dùng tăm để lấy đường chỉ tôm ra nhưng cách này không dễ thực hiện đối với con tôm còn sống, chỉ tôm khó được lấy ra hết mà thường bị giắt lại một phần. Thay vì dùng tăm, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để loại bỏ sạch đường chỉ mà con tôm vẫn còn nguyên vẹn, không bị dập nát.

Cách 1:
- Một tay cầm vào phần đầu con tôm, hướng phần lưng tôm lên phía trên. Tay còn lại cầm ngược chiếc thìa, dùng cán thìa thọc sâu vào khe hở giữa vỏ đầu tôm và thân tôm.
- Móc nhẹ phân tôm ra, rồi nhẹ nhàng rút đường chỉ tôm. Do phần chỉ tôm nối liền với bọc phân tôm nên bạn có thể rút đường chỉ này ra khá dễ dàng.
Cách 2:
- Cầm úp con tôm xuống để dễ nhìn thấy chỉ tôm, một tay nắm lấy phần đầu tôm, tay còn lại cầm phần thân sao cho 2 tay cách nhau khoảng 1 – 2 cm.
- Từ từ gập phần đầu tôm xuống, đồng thời bóp nhẹ phần này theo hướng từ dưới lên để đẩy phân tôm ra ngoài.
- Dùng tay nắm lấy phân tôm, nhẹ nhàng kéo cho tới khi đường chỉ tách hoàn toàn ra khỏi thân tôm.
Với cách làm này, phần thân tôm còn nguyên vẹn, hình thức món ăn không hề bị ảnh hưởng; rất phù hợp với các món như tôm luộc, tôm hấp (cần giữ nguyên thân tôm).
Cách 3:
- Một tay cầm phần thân và lật ngửa tôm lên, trong khi tay còn lại bóc vỏ hai bên đầu tôm. Lưu ý, cần thực hiện khéo léo, tránh làm phần đầu bị tách ra khỏi phần thân.
- Tách vỏ hai bên xong, hãy giữ chặt đầu tôm rồi từ từ kéo. Khi này, đường chỉ tôm và phân tôm ở đầu sẽ được tách ra khỏi phần thân.
Cách 4:
- Bóc bỏ đầu tôm rồi từ từ lột vỏ tôm theo hướng từ phần chân ra.
- Khi lột đến phần đuôi, lấy 2 ngón tay nắm lấy đuôi rồi dứt khoát tách ra khỏi phần thân.
- Đặt tôm đã lột vỏ lên thớt, sử dụng dao chẻ lưng tôm sao cho đường chỉ tôm hiện ra, sau đó rút đường chỉ tôm là xong.
Ngoài đường chỉ nói trên, bạn cũng nên bỏ vỏ tôm vì không có chất dinh dưỡng, trẻ nhỏ ăn vỏ tôm có nguy cơ bị hóc. Đầu tôm cũng nên vứt bỏ vì bộ phận này chứa nhiều chất thải bẩn.
Nguồn: doisongphapluat.com.vn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 16/05/2025
1262 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ: Hệ lụy của nuôi tôm tự phát
Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
Chia sẻ: Lai tạo thành công cá mú khổng lồ từ Án Độ
Chia sẻ: Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ
Chia sẻ: Tàu nuôi thủy sản thông minh ngoài khơi đầu tiên trên thế giới
Chia sẻ: Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Chia sẻ: Long đong tôm Việt
Nuôi tôm kiếm bạc tỷ ở vùng ngọt quanh năm: Lợi trước, hại sau?
Cá tra Việt Nam nhận tin vui lớn từ Mỹ