CÔNG DỤNG TỎI TRONG NUÔI TÔM
Tỏi có tên gọi khoa học là Allium sativum, ngoài công dụng là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày thì tỏi còn được biết đến là một chất kháng sinh tự nhiên cho tôm. Từ bấy lâu nay giá tôm Việt Nam ảnh hưởng cũng do một phần người nuôi sử dụng thuốc kháng sinh khi thu hoạch tôm dư lượng chất kháng sinh khiến tôm mất giá khó khăn cạnh tranh xuất khẩu ra nước ngoài, trong khó khăn người dân sử dụng tỏi thay thế phần lớn thuốc kháng sinh nâng cao chất lượng tôm.

-Dịch chiết tỏi ức chế một số loại nguyên sinh động vật, giảm nhiễm ký sinh trùng với mức độ ảnh hưởng đến môi trường là thấp nhất. Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm. Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó còn hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn.
-Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào. Bổ sung tinh dầu tỏi cho tôm có thể giúp tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu. Như vậy tỏi có thể dùng trong nuôi tôm như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học. Tỏi có khả năng ức chế, thậm chí kháng vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản.
-Nếu dùng tỏi tự chế biến thì tỏi phải được xay nhuyễn kín, trộn cho tôm ăn ngay với liều lượng 3 – 5g tỏi/Kg thức ăn.
-Nếu dùng tỏi thành phẩm thì phải dùng các sản phẩm được sản xuất tinh dầu tỏi chiết xuất từ tỏi tươi thay vì bột tỏi sẽ có hiệu quả thấp hơn.
2.Những điều không nên làm khi sử dụng tỏi trong nuôi trồng thủy sản
-Không nên nấu chín tỏi, vì khi ở nhiệt độ cao các hoạt chất này sẽ phân hủy và giảm tác dụng. Tỏi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng trị bệnh cho động vật thủy sản.
-Chất Alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ phát giác gây tác dụng phụ làm tôm rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cơ quan tiêu hóa bị trống rỗng. Nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa ăn cuối cùng trong ngày.
Sự ứng dụng tỏi có thể là một phần hiệu quả trong quản lý đúng đắn sức khỏe vật nuôi thủy sản. Dễ dàng tìm thấy nguyên liệu không đắt đỏ và tỏi có thể chống lại rất nhiều tác nhân gây bệnh. Hơn nữa tỏi có thể sử dụng thông qua các chế phẩm với hình thức bổ sung vào thức ăn một phương thức thuận tiện nhất để kích thích hệ miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản.
Ngày đăng : 02/07/2024
528 Lượt xem
Bài viết khác
Bí Quyết Giúp Tôm Phát Triển Hay Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nhờ Lấy Mẫu Định Kỳ Trong Ao Nuôi
Nên Chọn Thu Hoạch Từng Phần Hay Toàn Bộ Trong Ao Nuôi Tôm
Quá Trình Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng Từ Ấu Trùng Đến Trưởng Thành
Vibrio - Kẻ Thù Giấu Mặt Đang Tàn Phá Ao Tôm
Độ Mặn: Yếu Tố Sống Còn Ổn Định Trong Nuôi Tôm
Sự Quan Trọng Của Vitamin Cho Sự Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Kiểm Soát Và Loại Bỏ Rêu Hiệu Quả Trong Ao Nuôi Tôm
Nuôi Tôm: Động Lực Phát Triển Kinh Tế và Bảo Vệ Môi Trường
Dinh Dưỡng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng: Chìa Khóa Để Tăng Trưởng Vượt Trội
5 Mẹo Quản Lý Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Cấu trúc cơ thể tôm thẻ chân trắng: Bí mật của sự thích nghi và phát triển
Tận Dụng Lá Đu Đủ Để Cải Thiện Tăng Trưởng Và Chống Bệnh Cho Tôm Thẻ Chân Trắng