Chia sẻ kỹ thuật ương lươn giống
Kỹ thuật ương lươn giống và giai đoạn chuyển từ ương lươn sang giai đoạn nuôi lươn thương phẩm; cần chú ý đến ba giai đoạn phát triển của lươn.
Chuẩn bị bể ương lươn giống
Bể nuôi lươn cần thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc elip, chiều cao của bể nuôi khoảng 0,8 – 1m.
Lươn thường chui rúc trong hang, nên dùng bể lót bạt nuôi lươn không còn lo ngại lươn chui thất thoát ra ngoài.
Bể ương nuôi phải có mái che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp; cần phải ổn định được nhiệt độ từ 230C-280C , vì lươn chỉ sinh trưởng phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ này.
Giai đoạn ương lươn giống 30-35 ngày
Lươn mới nở được 5 ngày còn rất yếu thức ăn chủ yếu là con bo bo, lăng quăng, bắt đầu từ ngày thứ 10 lươn có thể ăn trùn quế (giun quế) băm nhỏ.
Từ ngày 15 thể trạng lươn khỏe hơn có thể cho ăn thêm cá tạp xay nhuyễn, khoảng từ ngày thứ 30 trở lên cho lươn ăn thêm ốc bươu xay nhỏ.
Giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi lươn có thể đạt trọng lượng 25-30g/ con, thân lươn dài khoảng 10-15cm. Lúc này bạn có thể sang lươn từ ao ương ra ao nuôi lươn thịt.
Mật độ thả lươn
Cứ 1m2 thì thả khoảng 50-80 con lươn giống, chọn con giống khỏe mạnh không bị viêm loét tắm nước muối khoảng 10-15 phút mới thả vào ao nuôi lươn thương phẩm.
3 giai đoạn cần lưu ý khi nuôi lươn thịt
Để đạt hiệu quả cao trong nuôi lươn bạn phải nắm kỹ thuật nuôi lươn thịt 3 giai đoạn này.
Giai đoạn lươn khoảng 33-60g/con
Giai đoạn này lươn còn nhỏ cần rất nhiều dinh dưỡng có hàm lượng đạm cao 40% kết hợp cá tạp, ốc nấu chín xay nhuyễn. Khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao khó tiêu hóa nên cần bổ sung men tiêu hóa
Giai đoạn lươn từ 90g – 200gr/con
Đây là giai đoạn lươn có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn cũng mạnh, nhu cầu tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng cũng nhanh. Có thể điều chỉnh độ đạm thấp 40% kết hợp dạng cám viên công nghiệp.
Có thể cho ăn theo công thức 65% cá tạp, nghêu, sò, ốc hến… xay nhỏ, 30% cám có độ đạm từ 30% trở lên, 5% men tiêu hóa, vitamin C. Ngoài ra cần bổ sung thêm thức ăn xanh rau, củ xay nhuyễn trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho lươn.
Giai đoạn lươn trên 200gram/con
Giai đoạn này lươn đã phát triển cần có một khoảng không gian rộng hơn để phát huy tối đa thể trạng. Nếu có điều kiện bạn nên chuẩn bị bể nuôi tách giảm bớt mật độ dày đặc.
Nguồn nước phải chú ý thay nhiều hơn, công thức định lượng thức ăn vẫn không thay đổi so với giai đoạn dưới 200gr chỉ thay đổi về số lượng.
Lươn là loài sống chui rúc hang, ổ và thường ăn mồi vào ban đêm nên cần chú ý lươn chỉ ăn khoảng 30% ban ngày, 70% vào ban đêm.

Bí Quyết Giúp Tôm Phát Triển Hay Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nhờ Lấy Mẫu Định Kỳ Trong Ao Nuôi
Nên Chọn Thu Hoạch Từng Phần Hay Toàn Bộ Trong Ao Nuôi Tôm
Quá Trình Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng Từ Ấu Trùng Đến Trưởng Thành
Vibrio - Kẻ Thù Giấu Mặt Đang Tàn Phá Ao Tôm
Độ Mặn: Yếu Tố Sống Còn Ổn Định Trong Nuôi Tôm
Sự Quan Trọng Của Vitamin Cho Sự Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Kiểm Soát Và Loại Bỏ Rêu Hiệu Quả Trong Ao Nuôi Tôm
Nuôi Tôm: Động Lực Phát Triển Kinh Tế và Bảo Vệ Môi Trường
Dinh Dưỡng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng: Chìa Khóa Để Tăng Trưởng Vượt Trội
5 Mẹo Quản Lý Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Cấu trúc cơ thể tôm thẻ chân trắng: Bí mật của sự thích nghi và phát triển
Tận Dụng Lá Đu Đủ Để Cải Thiện Tăng Trưởng Và Chống Bệnh Cho Tôm Thẻ Chân Trắng