Chia sẻ: Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng là 16.000ha, trong đó, tôm thẻ chân trắng 13.470ha, tôm sú 2.530ha; ước sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt 35.500 tấn; diện tích tôm thiệt hại chiếm 1,8%. Giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ, tôm thẻ chân trắng có size 20 – 80 con/kg có giá cao hơn so cùng kỳ năm trước, từ 24.000 – 32.000 đồng/kg, tôm cỡ còn lại giá không đổi.
Để hỗ trợ hộ nuôi tôm đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức 20 lớp tập huấn về bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm nước lợ; tổ chức đo mặn, kiềm, oxy hòa tan tại 28 điểm đầu nguồn trên địa bàn tỉnh. Từ đó kịp thời khuyến cáo đến hộ nuôi tôm về các chỉ số đo để hộ nắm biết, quản lý tôm nuôi hiệu quả hơn. Cùng với đó, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi tôm giảm chi phí trong mùa vụ nuôi và phòng tránh hiệu quả dịch bệnh đối với hộ nuôi tôm…

Tại hội nghị, GS. TS Trương Quốc Phú đã nêu một số loại bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ, trong đó đặc biệt là bệnh vi bào tử trùng, bệnh phân trắng (hội chứng phân trắng); cách nhận diện các bệnh trên và khuyến cáo hộ nuôi phòng, trị bệnh trên tôm.
Đại biểu đã đặt các câu hỏi đến diễn giả xung quanh các nội dung về việc tôm nuôi khoảng 10 – 15 ngày tuổi xảy ra hiện tượng tôm chết lai rai; cách phòng ngừa bệnh phân trắng hiệu quả; thời tiết phù hợp khi thả giống tôm nuôi; cách nuôi tôm giảm chi phí, tôm nuôi lớn nhanh; cách nhận biết bệnh vi bào tử trùng trên tôm khi mới khởi phát… Sau khi nghe các câu hỏi của hộ nuôi tôm, các diễn giả đã giải đáp đầy đủ các vấn đề hộ nuôi tôm đặt ra.
Đồng chí Đồ Văn Thừa – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, để mùa vụ nuôi tôm của bà con nông dân đạt năng suất, chất lượng và thành công, đơn vị sẽ tăng cường quản lý nuôi tôm theo khung lịch mùa vụ, thực hiện công tác quan trắc môi trường vùng nuôi, nhằm đưa ra khuyến cáo kỹ thuật và giải pháp kịp thời để đảm bảo diện tích nuôi phát triển tốt, hạn chế thiệt hại; tiếp tục triển khai tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh. Nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất giống thủy sản và các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản…
Nguồn: nguoinuoitom.vn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 17/05/2025
1082 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ: “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
Chia sẻ: Bắc Giang: 150 ha nuôi thủy sản áp dụng tự động hóa
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Ngành tôm Ecuador giữa biến động thuế quan toàn cầu và gợi ý chiến lược cho tôm Việt Nam
Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
Chia sẻ: Nuôi hải sâm kết hợp sản xuất điện mặt trời
Chia sẻ: Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
Chia sẻ: Cách Quản lý dịch bệnh trên tôm
Chia sẻ: Tin vui Xuất khẩu tôm tăng mạnh
Chia sẻ: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều tín hiệu tích cực
Tốc độ phát triển của ngành cá rô phi thế giới
Các yếu tố gia tăng sức cạnh tranh cho ngành tôm