Chia sẻ cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng bà con cần tham khảo để tránh mầm bệnh còn tồn tại; Vậy cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng cho ao đất và ao lót bạt cần làm gì, mời xem trong bài viết sau.
Cach xu ly ao nuoi tom bi benh dom trang
Cần xử lý ao đất và ao lót bạt khi bị bệnh đốm trắng
Xử lý ao đất nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Cuốc, cày xới đáy ao lên và rải vôi nông nghiệp 500kg/1000m2 . Bà con tìm cách trộn vôi và đất đã cày cuốc lên nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Phơi nắng khoảng 3-4 ngày, sau đó ban, lăn lại nền đất cho bằng phẳng trở lại phơi nắng khoảng 2-3 ngày.
Lúc này bà con cho nước vào ngập đáy khoảng 5cm và ngâm đáy 2-3 ngày rồi xả hết nước và phơi nắng tiếp 3-5 ngày.
Bà con thực hiện cả đáy và bờ ao nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh đốm trắng, kể cả lối đường đi ra vào ao nuôi tôm cũng phải xử lý.
Khi phơi nắng xong, bà con lấy nước vào ao tiếp khoảng 5-10cm; sử dụng thuốc, hóa chất diệt bệnh theo 3 cách sau;
Dùng thuốc tím 4-5kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
Dùng Clorin 5 kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
Dùng Formol 4-5 lit/1000m2 , ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
Sau khi ngâm đáy 2-3 ngày; bà con xả hết nước và cấp nước vào ao với mực nước là 1m. Sử dụng clorine 25kg/1000m2 và chạy quạt, sục khí để clorin hòa tan đều và diệt các vi khuẩn, dịch bệnh bám dính vào các thiết bị quạt, sục khí…sau đó xả hết nước và cấp nước mới để tiến hành vụ nuôi mới.
Xử lý ao lót bạt nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Đây là bước khác biệt của ao lót bạt so với ao đất. Chỉ cần bà con xả hết nước tẩy rửa sạch phơi nắng và đồng thời tháo tẩy rửa các thiết bị oxy như; dàn quạt, hệ thống oxy đáy, nhá…phơi nắng
Bà con nên chú ý dùng các vật dụng đè giữ không cho gió thổi tốc bạt rách, phơi nắng khoảng 1-2 ngày.
Khi phơi nắng xong, bà con lấy nước vào ao tiếp khoảng 5-10cm; sử dụng thuốc, hóa chất diệt bệnh theo 3 cách sau;
Dùng thuốc tím 4-5kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ thành và lối đi
Dùng Clorin 5 kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ thành ao và lối đi
Dùng Formol 4-5 lit/1000m2 , ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi lại.
Sau khi ngâm đáy 2-3 ngày; bà con xả hết nước và cấp nước vào ao với mực nước là 1m. Sử dụng clorine 25kg/1000m2 và chạy quạt, sục khí để clorin hòa tan đều và diệt các vi khuẩn, dịch bệnh bám dính vào các thiết bị quạt, sục khí…sau đó xả hết nước và cấp nước mới để tiến hành vụ nuôi mới.
Thông qua những chia sẻ trên; bà con có thể tham khảo cách xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng trong vụ nuôi tôm. Không bối rối khi gặp phải tình trạng nêu trên.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Ngày đăng : 14/11/2024
1039 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ các bệnh thường gặp ở Cá Koi
Tôm Thẻ Hay Tôm Càng: Đâu Là Điểm Khác Biệt?
chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
Mỹ công bố thuế AD và CVD cuối cùng với tôm Việt Nam và các nước
Chia sẻ cách phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa
Chia sẻ cách chữa bệnh lươn bị nấm
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Nuôi cá cần những gì
Góc thảo luận: Nên nuôi tôm hay nuôi cá trong năm 2024
CHIA SẺ CÁCH KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM TRONG AO TÔM