chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Câu hỏi: Xin cho biết bệnh EHP có lây không? Có cách nào để nhận biết tôm bị nhiễm EHP hay không?
cách nhận biết tôm bị bệnh ehp chậm lớn
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một mầm bệnh ở đường ruột và gây ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú nuôi. EHP được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2016 trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Venezuela.
EHP làm tổn thương thành ruột, gây nên tình trạng chậm lớn. EHP cũng ký sinh ở các ống của gan tụy tôm, gây tổn thương đến các cơ quan hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
Độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ lây nhiễm EHP
Trong thực tế, EHP phổ biến hơn ở các ao nuôi thương phẩm có độ mặn cao (> 15 phần nghìn (ppt)) so với các ao nuôi thương phẩm có độ mặn thấp (<5 ppt).
Vì tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối (tức có thể sống được từ độ mặn thấp cho đến độ mặn cao, vì vậy các nhà khoa học đã từng làm thí nghiệm kiểm chứng xem liệu EHP có thể lây nhiễm ở điều kiện độ mặn thấp hay không.
Kết quả thí nghiệm cho thấy phân tôm là một trong những nguồn lây EHP chính. Việc truyền nhiễm EHP có thể xảy ra ở độ mặn thấp dưới 2 ppt, tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm, tốc độ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của EHP sẽ cao hơn ở các ao nuôi có độ mặn cao, từ 25 – 30 phần ngàn.
Nhận biết tôm có bị EHP không bằng phương pháp cảm quan
Nếu bạn không có phương tiện hoặc không có các dịch vụ lab đủ tin cậy tại khu vực nuôi của mình thì bằng cách cảm quan cẩn thận với mắt thường và theo dõi cẩn thận tôm của bạn, bạn cũng có thể đánh giá khả năng nhiễm EHP trên đàn tôm của bạn thông qua các biểu hiện sau đây:
- Lớp biểu bì dưới vỏ mỏng, vỏ cũng có thể mỏng
- Cơ thịt trắng vì tôm luôn stress vì EHP.
- Có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.
- Chậm lớn hơn so với tốc độ thông thường.
- Kém ăn, sức ăn không tăng sau nhiều ngày.
- Chậm lột xác và lớn không đáng kể sau lột xác.
Nguồn vpas
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Ngày đăng : 16/11/2024
1417 Lượt xem
Bài viết khác
Quảng Nam: Khả quan nuôi cá chình công nghệ RAS
Chia sẻ cách xử lý ao thả nuôi khi thả vụ tết 2025
Nuôi tôm cần làm gì sau mưa bão
3 lưu ý khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn cần biết
Aqua Mina hướng đến nuôi tôm càng xanh
PHÒNG TRỊ TÔM THẺ BỊ TEO GAN
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
4 Loại Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Mà Trắng Bạn Cần Biết
Hàng nghìn hộ dân Quảng Ninh được giao mặt biển để nuôi thủy sản
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Màu Nước Tốt Nhất Cho Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Đứng dậy từ tay trắng sau bão Yagi