CHIA SẺ CÁCH KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM TRONG AO TÔM
Rất nhiều người dân nuôi tôm thì ai cũng đều biết tầm quan trọng của độ kiềm. Nhưng đối với người mới nuôi tôm vẫn cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực nuôi tôm cần phải biết. Vì độ kiềm đóng vai trò quan trọng trong lột xác, sinh trưởng của tôm (khả năng đệm pH của nước), ổn định vi tảo
Vậy độ kiềm là gì ?
- Độ kiềm được định nghĩa là độ chỉ khả năng trung hòa axit của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như: Hydroxit – OH–; bicarbonate HCO3– và carbonate CO32-.
- Độ kiềm biểu thị khả năng đệm của nước hay dùng để chỉ sự chống lại sự thay đổi của pH khi môi trường biến động làm tăng tính Acid hay Bazo
- Kiềm cao giúp pH ổn định và ngược lại nếu Kiềm thấp dẫn đến pH trong ngày dao động cao sễ gây sốc cho tôm
- Tuy nhiên nếu kiềm quá cao, lớn hơn 200 và pH lớn hơn 8,5 tôm sẽ khó lột xác vì vỏ cứng, tôm chậm lớn
- Trong các ao nuôi thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp ở mức 120 – 180mg CaCO3/l, tôm sú là từ 80 – 120 mg CaCO3/l để đảm bảo tôm phát triển.
- Để đảm bảo chỉ tiêu kiềm hợp lý cần kiểm soát bằng bộ test, 2 ngày 1 lần vào buổi sáng
Nguyên nhân khiến kiềm thấp và cách xử lý
+Mưa nhiều
+Đất nhiễm phèn
+Nước thiếu khoáng
+Ao nhiều ốc, vẹm (động vật 2 mảnh vỏ do…)
+Quá trình lột xác của tôm có sử dụng kiềm, khiến kiềm giảm
Xử lý:
Dùng 5kg Dolomite 7 giờ sáng trộn đều với 4kg mật rỉ đường để đến 8 giờ tối, hoà nước tạt đều trên mặt ao cho 1000m3, chạy quạt hết công xuất để khuấy đảo đều, sáng hôm sau đo lại, nếu chưa đạt, lập lại qui trình trên cho đến khi đạt theo chỉ số trong các ao nuôi thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp ở mức 120 – 180mg CaCO3/l, tôm sú là từ 80 – 120 mg CaCO3/l để đảm bảo tôm phát triển.
Đánh vôi bột với liều lượng từ 2 -3 kg với 100 m3 nước hòa tan khuấy đều kết hợp với khoáng nước rồi tạt xuống ao lúc 10 giờ tối, tạt liên tục từ 2 – 3 ngày để tăng độ kiềm trong nước. Đồng thời, nên bổ sung thêm các loại khoáng chất, Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm lột vỏ đồng đều, nhanh cứng vỏ.
Trong trường hợp ao xuất hiện nhiều ốc, vẹm và nhuyễn thể 2 mảnh thì nên sử dụng chế phẩm vi sinh hoặc diệt giáp xác để loại bỏ an toàn nhằm kiểm soát độ kiềm trong ao tôm tốt.
*Lưu ý: Ở 25 độ C, nếu pH<5 hoặc <8.3, thì kiềm khó hoặc không thể tăng được
Nguyên nhân khiến độ kiềm cao
+Đa phần độ kiềm cao thường do nguồn nước cấp vào, Ở các vùng đá vôi, nguồn nước vào thường có độ kiềm cao
+ Nước ngầm thường chứa nhiều CO2 nên độ kiềm thường cao
+Mật độ tảo trong ao cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH > 9)
Cách xử lý:
Đối với kiềm cao, thường chỉ tiêu này không gây ảnh hưởng nhiều cho tôm, trừ trường hợp kiềm cao kết hợp với pH cao ta có thể xử lý bằng cách thay nước
+ Dùng EDTA 1-2ppm vào 9-10h sáng
Chia sẻ các bệnh thường gặp ở Cá Koi
Tôm Thẻ Hay Tôm Càng: Đâu Là Điểm Khác Biệt?
Chia sẻ cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
Mỹ công bố thuế AD và CVD cuối cùng với tôm Việt Nam và các nước
Chia sẻ cách phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa
Chia sẻ cách chữa bệnh lươn bị nấm
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Nuôi cá cần những gì
Góc thảo luận: Nên nuôi tôm hay nuôi cá trong năm 2024