CHIA SẺ CÁCH BỔ SUNG VITAMIN C TRONG NUÔI TÔM
1. Vai trò của Vitamin C trong nuôi tôm
- Vitamin C được xem như là chất kháng ôxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp và giảm stress.
- Tôm không có khả năng tổng hợp Vitamin C do thiếu enzym L-gulono-lactone oxidase, mà thường hấp thu từ thức ăn.
- Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái. Với tôm giai đoạn ấu trùng cần Vitamin C nhiều hơn so với giai đoạn trưởng thành.
2. Biểu hiện tôm thiếu Vitamin C
* Dấu hiệu bệnh lý và phân bố của hội chứng đốm đen ở tôm khi thiếu Vitamin C
- Đầu tiên xuất hiện đốm đen ở phần cơ dưới lớp vỏ kitin của phần bụng, đầu ngực và các khớp nối giữa các đốt.
- Bệnh nặng vùng đen xuất hiện lan trên mang tôm và thành ruột. Tôm bỏ ăn, chậm lớn.
- Đàn tôm mắc bệnh có thẻ bị chết 1- 5% hàng ngày. Tổng tỷ lệ hao hụt rất lớn có thể lên đến 80- 90%.
- Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn nhưng chỉ khác ở phần vỏ kitin không bị mòn.
3. Nhu cầu và chế độ sử dụng
- Hầu hết tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng Vitamin C theo định lượng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố gồm: thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi; hình thức nuôi; quá trình sản xuất khẩu phần thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của tôm; giai đoạn phát triển.
- Nhu cầu Vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ (Ở giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh cần bổ sung 200 mg Vitamin C/kg thức ăn, giai đoạn tôm giống cần bổ sung 100 mg/kg thức ăn).
- Khi tôm bị bệnh thì nhu cầu bổ sung Vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm khỏe mạnh.
- Để hạn chế sự hao hụt Vitamin C, cần phải bảo vệ vật nuôi trước khi bổ sung vào thức ăn ở các dạng khác nhau. Người nuôi có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn loại vi bọc do hàm lượng Vitamin C ở dạng này khoảng 80 - 90% và có thể lưu trữ trong vài tháng.
4. Thời điểm và liều lượng bổ sung vitamin C cho tôm
- Trong nuôi thủy sản, khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh cũng nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho tôm.
- Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng 500 - 1.000 mg/kg thức ăn. Đồng thời, nên định kỳ bổ sung khoảng 3 - 5 ngày/tháng; khi tôm bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 - 7 ngày liên tục.
Chia sẻ Giải pháp nuôi tôm không kháng sinh
VietShrimp 2025 trở lại với chủ đề 'Xanh hóa vùng nuôi'
Chia sẻ cách Trị bệnh mang trắng ở cá diêu hồng
Câu hỏi thú vị: Có nên ăn đầu và vỏ tôm?
Chia sẻ cách sử dụng vi sinh nuôi tôm tăng tỷ lệ thành công
Chia sẻ các bệnh thường gặp ở Cá Koi
Tôm Thẻ Hay Tôm Càng: Đâu Là Điểm Khác Biệt?
Chia sẻ cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
Mỹ công bố thuế AD và CVD cuối cùng với tôm Việt Nam và các nước