Cách ủ cám gạo cho tôm ăn
Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.
Thức ăn dạng tinh bột như; cám gạo, cám ngô, bột mì (bộ sắn) vốn đã có những chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi. Để phát huy hiệu quả hơn cần tìm ra cách ủ cám gạo cho tôm ăn, cá, trâu, bò…
Hướng dẫn cách ủ cám gạo cho tôm cá ăn
I. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chuẩn bị cám gạo hay cám ngô, bột sắn (bột khoai mì) 20kg. Lưu ý không dùng cám bị ẩm mốc
- Mật rỉ đường 100ml
- Chế phẩm sinh học (chế phẩm EM gốc) 20ml
-
Nước sạch 6-7 lít
II. Cách ủ cám gạo cho tôm cá:
Bước 1: Dùng khoảng 6-7 lít nước sạch phun ẩm đều lên 20kg cám gạo và dùng tay bóp nhào cho nhuyễn mịn.
Bước 2: Pha trộn hỗn hợp chế phẩm sinh học: 20ml Chế phẩm EM gốc +100ml mật rỉ đường vào 250ml nước sạch.
Bước 3: Dùng chế phẩm sinh học và mật mật rỉ đường vừa pha, phun đều từng lớp lên nguyên liệu cám gạo vừa nhào bóp xong ở bước 1, cần trộn đều rồi đậy kín, ủ hỗn hợp trong 3-4 ngày là dùng được.
Thức ăn sau ủ có mùi hơi chua và thơm nhẹ. Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm, cá, trâu, bò, gà vịt...
Lưu ý:
Thức ăn sau ủ có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất trong 5-7 ngày. Để càng lâu càng chua và đi những giá trị dinh dưỡng.
III. Vì sao nên ủ cám gạo với chế phẩm EM làm thức ăn cho tôm
- Nguyên liệu cám gạo, ngô, khoai mì giá rẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá…không lo ngại bị bệnh đường ruột
- Khi dùng cám gạo, ngô, sắn…với chế phẩm EMG tạo thành một thức ăn rất nhiều dinh dưỡng; bởi trong chế phẩm sinh học có; nấm men, vi khuẩn quang hợp, Bacillus mesentericus, Bacillus subtilic là vi khuẩn gram dương làm chuyển hóa cám tinh bột và chế phẩm sinh học hòa hợp với nhau, Bacillus megaterium là vi khuẩn dinh dưỡng khi kết hợp mật rỉ đường.
Đây chính là lý do tại sao nhiều người tìm cách ủ cám gạo cho tôm ăn, cá, heo, bò, dê, gà , vịt…một loại thức ăn tự chế rẻ tiền. Nhưng giá trị dinh dưỡng cao, làm cho vật nuôi phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế.
Chia sẻ: Cách Quản lý dịch bệnh trên tôm
Chia sẻ: Tin vui Xuất khẩu tôm tăng mạnh
Chia sẻ: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều tín hiệu tích cực
Tốc độ phát triển của ngành cá rô phi thế giới
Các yếu tố gia tăng sức cạnh tranh cho ngành tôm
Góc chia sẻ: Ăn tôm có nhất thiết phải bỏ chỉ tôm không?
Chia sẻ: Đi chợ gặp 6 loại tôm này, giá rẻ đến mấy cũng không nên mua
Chia sẻ: Phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch
Chia sẻ: Bỏ túi ngay cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên
Sau sáp nhập, một tỉnh có thế mạnh về cà phê bất ngờ thành ‘vựa nuôi tôm’ lớn
Tin vui: Người Mỹ chuộng cá rô phi Việt Nam, 'chốt đơn' hàng chục triệu USD
Chia sẻ: Trung Quốc tăng mua tôm Việt Nam