Xâm nhập mặn ở ĐBSCL cao hơn nhiều năm, có nơi 80 - 90 km
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, khu vực miền Tây Nam bộ phổ biến không mưa, ngày nắng, riêng tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Bến Tre có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 31 - 34 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Bản đồ phân bố độ mặn từ 1 - 10.3 (TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA)
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,15 - 1,5 m.
Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu dao động theo thủy triều. Mực nước cao nhất tuần tại TX.Tân Châu (An Giang) là 1,31 m (ngày 2.3), tại Châu Đốc (An Giang) 1,52 m (ngày 2.3), cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,05 - 0,15 m.
Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần và tăng lại vào cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần tại trạm Vũng Tàu là 4 m (ngày 10.3).
Dự báo, từ ngày 11 - 20.3, miền Tây Nam bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, ngày nắng nhiều, có nơi ở ngưỡng nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất tại đây phổ biến từ 31 - 34 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều với xu thế lên dần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,65 m, tại Châu Đốc 1,85 m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,35 - 0,5 m.
Từ ngày 11 - 13.3, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức cao, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 405 - 415 cm, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu vào khoảng 0 đến 4 giờ và 13 đến 17 giờ hằng ngày. Từ ngày 14 - 20.3, mực nước trạm Vũng Tàu có xu hướng giảm dần, dao động trong khoảng 350 - 390 cm.
Từ ngày 11 - 20.3, mực nước tại trạm Rạch Giá dao động ở mức cao, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 25 - 35 cm, thời gian xuất hiện trong khoảng 19 đến 24 giờ hằng ngày.
Dự báo xâm nhập mặn ở các cửa sông (CHỤP MÀN HÌNH)
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL từ ngày 11 - 20.3 tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3.2023.
Cụ thể, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 80 - 90 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60 - 67 km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 57 - 65 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 50 - 60 km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 55 - 60 km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 45 - 52 km.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020.
Bản đồ dự báo phân bố độ mặn cao nhất từ 11 - 20.3 (TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TỰỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA)
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3 (từ 10 - 14.3, từ 24 - 28.3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 - tháng 4. Tình hình xâm nhập mặn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL là cấp 2.
Trước đó, ngày 8.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 19/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL.
Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vùng ĐBSCL tiếp tục tổ chức theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15.1 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ.
Chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Bộ trưởng Bộ TN-MT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến nguồn nước, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nguồn nước trên sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại ĐBSCL để các cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Aqua Mina - Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và lắp đặt bồn nước hàng đầu
Kể từ sau đợt hạn, mặn năm 2016, hầu hết các hộ gia đình đều có nhu cầu dùng ít nhất 1 bồn chứa lớn. Vào thời điểm ngập mặn của miền Tây, chúng tôi dự kiến đưa ra thị trường sản lượng nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái để đáp ứng nhu cầu của bà con”. Với các ưu thế riêng và sự phù hợp với đặc thù nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng ĐBSCL, thị trường bồn nhựa chứa nước sạch sẽ tiếp tục phát triển và cạnh tranh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương.
Nắm bắt được nhu cầu thiết thực của người dân và tình trạng cấp bách về vấn đề ngập mặn hiện tại ở các vùng ĐBSCL, Công ty Aqua Mina chúng tôi cho ra mắt dòng sản phẩm Bồn / Hồ Tròn Chứa Nước Chống Hạn Mặn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường bồn/hồ tròn nổi chứa nước sạch sẽ tiếp tục phát triển và cạnh tranh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương.
Bồn / Hồ tròn chứa nước Aqua Mina là gì?
Bồn nước/Hồ tròn nổi di động chống hạn mặn của AQUA MINA với những ưu điểm đang là sự lựa chọn hàng đầu của người có nhu cầu dự trữ nước sạch quy mô hộ gia đình, đơn vị doanh nghiệp va tổ chức... phục vụ vào mục đích tưới tiêu cây trồng, dự trữ nước sạch, chăn nuôi...


Chúng tôi sản xuất Bồn nước/Hồ tròn nổi theo kích thước/ yêu cầu của khách hàng.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Bồn nước di động/Hồ tròn nổi phục vụ nhu cầu chứa nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
-
Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM,
-
Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước)
-
Email: sales@aquamina.com.vn
Bí Quyết Giúp Tôm Phát Triển Hay Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nhờ Lấy Mẫu Định Kỳ Trong Ao Nuôi
Nên Chọn Thu Hoạch Từng Phần Hay Toàn Bộ Trong Ao Nuôi Tôm
Quá Trình Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng Từ Ấu Trùng Đến Trưởng Thành
Vibrio - Kẻ Thù Giấu Mặt Đang Tàn Phá Ao Tôm
Độ Mặn: Yếu Tố Sống Còn Ổn Định Trong Nuôi Tôm
Sự Quan Trọng Của Vitamin Cho Sự Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Kiểm Soát Và Loại Bỏ Rêu Hiệu Quả Trong Ao Nuôi Tôm
Nuôi Tôm: Động Lực Phát Triển Kinh Tế và Bảo Vệ Môi Trường
Dinh Dưỡng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng: Chìa Khóa Để Tăng Trưởng Vượt Trội
5 Mẹo Quản Lý Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Cấu trúc cơ thể tôm thẻ chân trắng: Bí mật của sự thích nghi và phát triển
Tận Dụng Lá Đu Đủ Để Cải Thiện Tăng Trưởng Và Chống Bệnh Cho Tôm Thẻ Chân Trắng