CÔNG TY TNHH AQUA MINA

Ứng dụng KHCN: “Đòn bẩy” nâng tầm ngành thủy sản Việt Nam

Đột phá nhờ ứng dụng KHCN
Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng trong những năm qua, đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc dân. Năm 2024, sản lượng thủy sản đạt gần 9,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu vượt 10,03 tỷ USD, đưa Việt Nam vào Top 3 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Trong đó, KHCN là yếu tố then chốt cho những thành công này, đặc biệt trong việc chọn tạo giống thủy sản chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trăng, cá tra và hàu sữa… Các quy trình nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý dịch bệnh đã được cải tiến, nâng cao chất lượng và năng suất thủy sản.
 
 
Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng được tập trung nghiên cứu chọn giống. Từ năm 2023, Tập đoàn Việt – Uc đã đầu tư mạnh vào công nghệ di truyền phân tử, giúp giống tôm mới tăng trưởng nhanh hơn 98% và nâng cao sức đề kháng với bệnh gan thận mủ, căn bệnh gây thiệt hại lớn trong nuôi tôm công nghiệp. Không chỉ dừng ở giống, Việt – Úc còn xây dựng nhà máy xử lý nước công nghệ cao, kết hợp hệ thống lọc cát kháng khuẩn – ozone – UV để tạo nguồn nước sạch, an toàn sinh học cho trại giống. Giải pháp này đã giúp loại bỏ mầm bệnh EHP từ đầu vào, tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm giống phát triển khỏe mạnh.
Chuyển đổi tư duy, đổi mới công nghệ
Theo Nghị quyết 57-NQ/TW, KHCN và chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số. Trong lĩnh vực thủy sản, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết khi các mô hình nuôi truyền thống đã bc lộ nhiều hạn chế về năng suất, chất lượng và an toàn môi trường.
Việc áp dụng các mô hình nuôi công nghệ cao như hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS), nuôi lồng biển điều khiển tự động, sử dụng loT và trí tuệ nhân tạo đã góp phần nâng cao năng suất, giảm tổn thất và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ blockchain và BigData trong truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng đã và đang định hình lại toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ thủy sản.
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư, “Nghị quyết 57- NQ/TW đã tạo ra cơ sở chính sách mạnh mẽ để ngành thủy sản chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, tuần hoàn và công nghệ cao. Nếu triển khai bài bản, đây sẽ là lực đẩy quan trọng giúp thủy sản Việt Nam giữ vững vị thể trong Top 3 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới”.
Xử lý nước thải, tái sử dụng phụ phẩm, kiểm soát tồn dư hóa chất bằng các công nghệ sinh học phân tử đang được ngành thủy sản chú trọng phát triển. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ASC, BAP, GlobalG.A.P không còn là lựa chọn mà là điều kiện bắt buộc nếu muốn tiếp cận thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Cùng với đó, hệ thống định vị vệ tinh (GPS), giám sát hành trình (VMS) trong khai thác đã giúp thủy sản Việt Nam đáp ứng các quy định chống khai thác bất hợp pháp (IUU), nâng cao uy tín quốc gia và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhân lực và nghiên cứu – Trụ cột trong chuyển đổi công nghệ
Trong hành trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong những yếu tố mang tính quyết định. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh rõ, đào tạo nhân lực là trụ cột nền tảng để đưa KHCN và chuyển đổi số vào thực tiễn ngành nông nghiệp, môi trường, trong đó ngành thủy sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong bối cảnh đó, ngành thủy sản Việt Nam cần đẩy mạnh đào tạo cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và người nuôi về công nghệ mới, kỹ năng số và tư duy quản trị hiện đại. Đây là điều kiện tiên quyết để tăng năng suất, chất lượng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với phát triển nhân lực, việc đẩy mạnh mô hình hợp tác công – tư (PPP), liên kết giữa nhà khoa học- viện trường – doanh nghiệp cần được chú trọng và duy trì lầu dài. Đặc biệt, các chương trình nghiên cứu cần được định hướng rõ ràng, ưu tiên thực hiện theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp và người sản xuất, giúp tăng khả năng ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
KHCN – Cánh cửa mở ra tương lai thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản Việt Nam, mặc dù có nhiều tiềm năng, đang phải đối mặt với thách thức từ dịch bệnh, biến đổi khí hậu, áp lực giá cả và yêu cầu cao về chất lượng từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ như AI, loT, blockchain và dữ liệu lớn, ngành đang dần vượt qua các rào cản tăng trưởng. Việc tích hợp công nghệ số vào mọi khâu từ sản xuất giống đến truy xuất nguồn gốc sẽ tạo ra một hệ sinh thái thủy sản “thông minh – xanh- hiệu quả”.
Trong thời gian tới, ngành cần tập trung vào:
• Cải thiện chất lượng giống thông qua công nghệ chọn lọc gen và nhân giống ưu việt.
• Phát triển mô hình nuôi công nghiệp bền vững, ứng dụng hệ thống điều khiến tự động và cảnh báo môi trường sớm.
• Tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị và công nghệ phụ trợ, giảm phụ thuộc nhập khẩu.
• Hợp tác quốc tế sâu rộng để tiếp cận công nghệ tiên tiến, đồng thời tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do.
Tương lai của ngành thủy sản Việt Nam phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng trong ứng dụng KHCN, nâng cấp nhân lực và hợp tác nghiên cứu hiệu quả. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã trao cơ hội, nhưng để hiện thực hóa cơ hội đó, ngành cần sự vào cuộc đồng bộ của Nhà nước, doanh nghiệp và giới khoa học. Việc coi KHCN là trụ cột phát triển, nhân lực là động lực đổi mới và liên kết là phương thức vận hành sẽ giúp thủy sản Việt Nam giữ vững vị thể trong Top đầu thế giới, không chỉ về sản lượng, mà còn về chất lượng, tính bền vững và giá trị gia tăng.
Nguồn: nguoinuoitom.vn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM

- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn 
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Bài viết khác
Bài viết mới
Góc chia sẻ : Hứa hẹn nhiều sự kiện hấp dẫn tại Festival tôm Cà Mau năm 2023

Góc chia sẻ : Hứa hẹn nhiều sự kiện hấp dẫn tại Festival tôm Cà Mau năm 2023

22/07/2024
Festival Tôm Cà Mau là một sự kiện quan trọng thường được tổ chức ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Tôm Cà Mau được biết đến là một
GÓC CHIA SẺ: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỒ TRÒN NUÔI CÁ

GÓC CHIA SẺ: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỒ TRÒN NUÔI CÁ

10/01/2025
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm
Aqua Mina hân hạnh nhận giải thưởng Doanh nghiệp sản xuất thiết bị thuỷ sản tốt nhất tại Vietstock 2023

Aqua Mina hân hạnh nhận giải thưởng Doanh nghiệp sản xuất thiết bị thuỷ sản tốt nhất tại Vietstock 2023

22/07/2024
Vietstock 2023 quy tụ hơn 350 gian hàng trưng bày đến từ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy
GÓC CHIA SẺ 2023: BÁO CÁO THỬ NGHIỆM ĐẦU PHUN VENTEK THỰC TẾ  TẠI FARM Ở CÀ MAU

GÓC CHIA SẺ 2023: BÁO CÁO THỬ NGHIỆM ĐẦU PHUN VENTEK THỰC TẾ TẠI FARM Ở CÀ MAU

22/07/2024
 Nay kỹ sư Tommy xin gửi đến bà con kết quả thử nghiệm đo " NỒNG ĐỘ OXY TRONG AO " tại Farm công ty Âu Mỹ AEC ở Cà Mau với kích
Tin 2023 :Đầu Phun Vi Bọt Khí Ventek - Thiết bị tạo ôxy hiệu quả trong nuôi tôm mật độ cao

Tin 2023 :Đầu Phun Vi Bọt Khí Ventek - Thiết bị tạo ôxy hiệu quả trong nuôi tôm mật độ cao

19/11/2024
Làm sao để hạ giá thành trong nuôi tôm công nghiệp? Làm sao để bán được tôm với mức giá cao? Đây là những