CÔNG TY TNHH AQUA MINA

Tin 2023: Người Nuôi Tôm Ở Thế Yếu, Dễ Trắng Tay

Thu hoạch tôm tại Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều mối nguy cho người nuôi tôm.

Dịch bệnh trên tôm hiện rất nhiều là mối nguy hại. Nguồn tôm giống từ hầu hết trại giống ở Việt Nam hiện chung tình trạng là nhiễm EHP diện rộng (EHP là vi bào trùng tử và gây bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra).

Dịch này được phát hiện ở Việt Nam khoảng năm 2015, nhưng trong hơn một năm trở lại đây, dịch bùng phát ở hầu hết các tỉnh, nhiều nông dân trắng tay.

Sau nhiều lần thất bại, tôi đã mang tôm giống xét nghiệm, và phát hiện nguồn bệnh EHP từ tôm giống là chủ yếu, chứ không phải do môi trường nuôi.

Hiện có hai lá bùa bảo hộ người nuôi là hai chứng nhận giấy chứng nhận tôm giống sạch bệnh đến từ công ty bán giống và ngành chăn nuôi - thú y cấp. Vấn đề là chúng khó tin tưởng được, dù người cấp làm đúng quy định.

Cụ thể, theo phương thức thống kê hiện đại, giả sử 1 triệu con tôm giống có 1.000 con bị nhiễm EHP, thì phải lấy mẫu ngẫu nhiên đến 500.000 con mới có thể phát hiện một con nhiễm.

Nhưng theo quy định hiện hành, nếu bắt tôm đi xét nghiệm ngẫu nhiên để cho kết quả thì xác suất là 50 con sẽ bắt 20 con, nhưng đến 1 triệu con thì cũng chỉ bắt 27 con.

Không hiểu được tại sao lại có quy định khập khiễng như thế. Nếu 1 triệu con tôm giống nhưng quy định chỉ bắt ngẫu nhiên 27 con đi xét nghiệm thì không thể cho kết quả đáng tin cậy, thậm chí theo nguyên lý xác suất, hiệu quả của công tác xét nghiệm này gần như bằng 0.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm cũng không đảm bảo. Theo quy định, trại giống phải xét nghiệm EHP khi xuất bán tôm, nhưng xét nghiệm loại bệnh này bằng phương pháp được chấp nhận và phổ biến hiện nay là RT-PCR lại không đủ nhạy.

Quy định trong quản lý ngành tôm hiện đã lạc hậu, không theo kịp tình hình dịch bệnh, thiếu cách nuôi bền vững, gần như không có quy định liên quan đến phát thải khí nhà kính...

Do đó, cơ quan chức năng cần sớm thay đổi, đặc biệt quy định lấy mẫu và cấp giấy chứng nhận. Làm được điều này mới hy vọng phát hiện dịch bệnh tôm giống, ngăn chặn bùng phát dịch diện rộng, làm khổ nông dân. 

Vai trò của cơ quan chức năng là rất lớn, do đó cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa bằng việc tăng giám sát, kiểm tra đột xuất, thường xuyên xét nghiệm mẫu tôm, mẫu phân, nước tại ao tôm giống.

TS Nguyễn Thanh Mỹ (chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan)

Trước đối thủ Ecuador, Nhà nước cần hành động trước.

Ecuador - đối thủ xuất khẩu tôm của Việt Nam - trung bình một trại nuôi của họ 240ha, Việt Nam chỉ 3,5ha. Do đó, Ecuador nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng theo phương thức quảng canh (như tôm sú), còn Việt Nam phải thâm canh. 

Ngoài ra, Ecuador thu hoạch tôm cỡ nhỏ, 50% sản lượng bán cho Trung Quốc, còn Việt Nam thu hoạch tôm cỡ 30 con/kg để xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ...

Phải tăng liên kết để cùng nuôi trên một diện tích lớn, từ đó tạo thuận lợi hơn trong việc quản lý, tăng áp dụng khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, để tăng giá trị ngành tôm, chúng ta cần tăng chế biến sâu hơn nữa, đóng gói kéo dài hạn sử dụng, tăng áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc...

Nhưng giờ muốn áp dụng truy xuất nguồn gốc phải số hóa hạ tầng, dữ liệu, nhưng muốn số hóa phía Nhà nước cũng cần đầu tư.

Chưa kể, để truy xuất, nơi nuôi tôm phải có mã vùng nuôi, nhưng để có mã này thường khó khăn do liên quan đến yếu tố đất đai, trường hợp thuê đất nuôi cũng gặp khó.

Vì vậy, theo thứ tự, tầm quan trọng của các thành phần trong việc thúc đẩy ngành tôm phát triển là: Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, người tiêu dùng và nhà nghiên cứu. Trong đó, Nhà nước phải tiên phong.
 

Cụ thể, Nhà nước phải đầu tư trước hạ tầng, chính sách phải mở để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người nuôi sáng tạo, phát triển.

Cẩn thận nguy cơ mất thị trường

Chuỗi giá trị tôm hiện nay: thức ăn lời khoảng 15%, con giống lời 25 - 30%, nuôi theo công nghệ hiện tại 20%, thương lái lời 3%, công ty chế biến lời 7%, phân phối tiêu thụ lời 30%.

Nuôi tôm phát thải nhiều khí nhà kính với 13 tấn CO2/tấn tôm. Để hạn chế, cần trồng đước trước khi nuôi tôm. Xử lý nước thải đầu ra sạch hơn nước đầu vào, nếu không nghề nuôi tôm sẽ tiếp tục gây ô nhiễm cả đồng bằng.

Không trồng đước hoặc phá đước nuôi tôm sẽ khiến việc xuất khẩu tôm có thể gặp khó trong tương lai gần do nhiều nước sẽ hạn chế nhập hàng nông thủy sản nếu diện tích nuôi trồng có được từ phá rừng, phát thải nhiều khí nhà kính.

TS NGUYỄN THANH MỸ (chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan)

Nguồn: tuoitre.vn

Bài viết khác
Bài viết mới
Góc chia sẻ : Hứa hẹn nhiều sự kiện hấp dẫn tại Festival tôm Cà Mau năm 2023

Góc chia sẻ : Hứa hẹn nhiều sự kiện hấp dẫn tại Festival tôm Cà Mau năm 2023

26/11/2023
Festival Tôm Cà Mau là một sự kiện quan trọng thường được tổ chức ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Tôm Cà Mau được biết đến là một
GÓC CHIA SẺ: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT AO TRÒN DI ĐỘNG VÀO NĂM 2023

GÓC CHIA SẺ: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT AO TRÒN DI ĐỘNG VÀO NĂM 2023

10/11/2023
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm
Aqua Mina hân hạnh nhận giải thưởng Doanh nghiệp sản xuất thiết bị thuỷ sản tốt nhất tại Vietstock 2023

Aqua Mina hân hạnh nhận giải thưởng Doanh nghiệp sản xuất thiết bị thuỷ sản tốt nhất tại Vietstock 2023

13/10/2023
Vietstock 2023 quy tụ hơn 350 gian hàng trưng bày đến từ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy
GÓC CHIA SẺ 2023: BÁO CÁO THỬ NGHIỆM ĐẦU PHUN VENTEK THỰC TẾ  TẠI FARM Ở CÀ MAU

GÓC CHIA SẺ 2023: BÁO CÁO THỬ NGHIỆM ĐẦU PHUN VENTEK THỰC TẾ TẠI FARM Ở CÀ MAU

01/01/2024
 Nay kỹ sư Tommy xin gửi đến bà con kết quả thử nghiệm đo " NỒNG ĐỘ OXY TRONG AO " tại Farm công ty Âu Mỹ AEC ở Cà Mau với kích
Tin 2023 :Đầu Phun Vi Bọt Khí Ventek - Thiết bị tạo ôxy hiệu quả trong nuôi tôm mật độ cao

Tin 2023 :Đầu Phun Vi Bọt Khí Ventek - Thiết bị tạo ôxy hiệu quả trong nuôi tôm mật độ cao

09/09/2023
Làm sao để hạ giá thành trong nuôi tôm công nghiệp? Làm sao để bán được tôm với mức giá cao? Đây là những