Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025
Kết quả quý 1
Tổng sản lượng thủy sản quý 1 đạt gần 2 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác 879,8 nghìn tấn, tăng 0,1% (khai thác biển 832 nghìn tấn, tăng 0,2%); nuôi trồng 1.113,6 nghìn tấn, tăng 5,1% (cá tra 380,5 nghìn tấn, tăng 5,1%; tôm 170 nghìn tấn, tăng 5,5%).
Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm 931,6 triệu USD, tăng 35,7% và cá tra 465 triệu USD, tăng 13%.
Theo Bộ NN&MT, trong quý 1, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có mức tăng cao hơn mức tăng chung của các mặt hàng nông lâm thủy sản chỉ 13,1%. Nhóm hàng thủy sản cũng tăng cao hơn các nhóm hàng khác, như nông sản chỉ tăng 12,2%; lâm sản tăng 11,2%; sản phẩm chăn nuôi tăng 18,5%.

Bộ NN&MT cũng đã chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, các trường hợp lô hàng bị cảnh báo tại thị trường nhập khẩu và đàm phán xử lý rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó là, lô hàng thủy sản Việt Nam bị Trung Quốc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Với thị trường EU, đã hoàn thiện báo cáo kết quả triển khai chương trình giám sát dư lượng và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ gửi cơ quan thẩm quyền châu Âu định kỳ hàng năm trước ngày 31/3/2025. Với thị trường Indonesia, ngày 13/3/2025 đã có công văn trao đổi với cơ quan thẩm quyền Indonesia về mẫu chứng cho lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2
Trong quý 1, giá cá tra thương phẩm cuối tháng 3 tăng lên mức 31.500-33.500 đồng/kg, cá tra giống lên 55.000 - 57.000 đồng/kg; giá tôm cũng tăng. Tuy nhiên, đầu tháng 4, trước áp lực từ thuế quan của thị trường Mỹ, giá cá tra thương phẩm đã giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg; và giá tôm nguyên liệu cũng giảm với diễn biến khó lường.
Bộ NN&MT cho biết, trong quý 2, tiếp tục xử lý các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản sang những thị trường lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Mở cửa thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, châu Phi. Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới.
Về nuôi trồng, bàn giải pháp phát triển giống tôm nước lợ, ngành hàng cá tra và khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm. Phát triển nuôi trồng các đối tượng nuôi chủ lực và nuôi biển theo hướng nâng cao giá trị thương mại.
Tập trung kiểm soát các hành vi nghiêm trọng về khai thác IUU, ngặn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Trong đó, tăng cường chống khai thác IUU tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Tổ chức trực ban tiếp nhận thông tin sự cố nghề cá trên biển, qua đường dây nóng Việt Nam với các nước.

Hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu Chính phủ giao
Năm 2025, Bộ NN&MT đã được Chính phủ giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu thể hiện trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025. Với lĩnh vực thủy sản, đáng chú ý những nhiệm vụ có giá trị thúc đẩy phát triển bền vững, hiện nay Bộ NN&MT tích cực triển khai thực hiện và sẽ hoàn thành vào cuối năm. Nội dung công việc cụ thể như sau:
- Đề án phát triển khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á và là động lực phát triển của vùng.
- Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa giai đoạn 2026- 2030, nhiệm vụ này được chuyển từ năm 2024 sang và năm 2025 sẽ hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2025.
- Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ liên tỉnh khu vực Trung Bộ, nhằm bảo vệ nguồn lợi và phát triển thủy sản nước lợ tương xứng tiềm năng.
- Điều tra, phân loại và lập danh mục các nguồn nước mặt sông liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trên phạm vi toàn quốc. Công tác này nhằm hỗ trợ các địa phương bảo vệ tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản hiệu quả hơn, khắc phục tình trạng hạn chế theo địa giới hành chính lâu nay.
Nguồn: Tép Bạc
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 18/04/2025
1024 Lượt xem
Bài viết khác
Hiểm họa khôn lường từ sử dụng clo lỏng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản
Bạc Liêu: Xây dựng hạ tầng nguồn nước thúc đẩy ngành tôm phát triển
Làm cách nào để quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm thẻ chân trắng?
Chia sẻ: Quản lý tốt tôm nuôi nước lợ trong thời điểm nắng nóng
Tin vui ngành thủy sản: Sản xuất trên 335 triệu con giống các loại trong năm 2025
Sử dụng hố siphon hiệu quả nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao và siêu thâm canh
Giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, Trung Quốc đều tăng
Cà Mau không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng 46%
Thuế đối ứng của Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện thương mại tôm toàn cầu?
Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
CÓ NÊN SỬ DỤNG VI SINH CHO AO TÔM VÀO MÙA NẮNG NÓNG?
Giun Nhiều Tơ (Polychaetes) Trong Nuôi Tôm: Lợi Ích và Cách Sử Dụng An Toàn