Thuế đối ứng của Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện thương mại tôm toàn cầu?
Tôm Việt gánh nhiều loại thuế
Vào lúc 11h01 ngày 9/4 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt Nam. Bên cạnh Việt Nam, 85 quốc gia khác cũng đối mặt với thuế đối ứng cao hơn trong ngày hôm nay.
Với mức chênh lệch thuế quá lớn, thủy sản Việt Nam nói chung, tôm nói riêng - một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tỷ đô sang Mỹ trong năm 2024, gần như không thể cạnh tranh, đặc biệt khi Ecuador chỉ chịu thuế 10%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Thuế suất 46% khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh, trong khi người tiêu dùng dù muốn chia sẻ cũng không “kham” nổi.
Trước đó, doanh nghiệp chỉ dự đoán mức thuế có thể khoảng 10%, nhưng con số thực tế lại cao gấp nhiều lần. Nếu không có giải pháp từ Chính phủ hoặc đàm phán để điều chỉnh mức thuế, việc rút khỏi thị trường Mỹ không còn là viễn cảnh.
Một mối lo khác là nếu Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng thay vì ngày xuất hàng, những lô hàng đã rời Việt Nam trước ngày 5/4 nhưng chưa đến Mỹ vẫn có thể bị áp thuế mới, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo tính toán, một lô hàng trị giá 5 triệu USD có thể bị mất hơn 2 triệu USD nếu chịu thuế 46%, đẩy doanh nghiệp vào thế khó chồng chất.
Không chỉ đối mặt với thuế nhập khẩu mới, xuất khẩu tôm Việt Nam còn đang chịu sức ép từ 2 vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ.
Cục diện thương mại tôm toàn cầu sẽ thay đổi ra sao?
Theo Shrimpinsights, mặc dù còn quá sớm để đưa ra dự đoán chắc chắn, nhưng chính sách thương mại mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng sẽ có tác động đáng kể trong ngắn hạn và có khả năng ảnh hưởng sâu rộng trong trung và dài hạn đối với dòng chảy thương mại tôm toàn cầu.
Ecuador và một số quốc gia sản xuất nhỏ hơn như Argentina, Honduras, Mexico, Guatemala, Peru và Saudi Arabia sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với hầu hết các quốc gia châu Á. Họ có thể tận dụng cơ hội để gia tăng thị phần.
Ecuador và các nhà sản xuất Mỹ Latinh khác sẽ đẩy mạnh năng lực sản xuất các sản phẩm tôm bóc vỏ và gia tăng giá trị - những mặt hàng đang có nhu cầu cao tại thị trường Mỹ. Động thái này diễn ra đúng thời điểm khi nhu cầu từ Trung Quốc đang có nhiều bất ổn. Việc mở rộng thị trường tại Mỹ có thể giúp Ecuador giảm rủi ro.

Trong số các quốc gia châu Á, Ấn Độ dù bị áp mức thuế 26% nhưng ngành tôm nước này vẫn có lợi thế tương đối so với các nhà cung cấp lớn khác như Indonesia (32%), Thái Lan (36%) và Việt Nam. Ấn Độ có thể hướng đến các phân khúc sản phẩm mà các nhà sản xuất Mỹ Latinh chưa sẵn sàng cung cấp.
Dù cổ phiếu các công ty tôm niêm yết tại Ấn Độ giảm mạnh chỉ sau một đêm, ngành tôm Ấn Độ vốn đã chứng minh được khả năng chống chịu trước biến động. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ có khả năng giữ vững thị phần đối với các mặt hàng mà các nhà cung cấp Mỹ Latinh chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ tăng cường mối quan hệ với các nhà bán lẻ Mỹ, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang EU và các thị trường khác với các sản phẩm tôm bóc vỏ, chế biến. Ấn Độ cũng có thể đa dạng hóa sang các loài thủy sản khác và phát triển chuỗi giá trị trong nuôi, chế biến và xuất khẩu.
Các nhà sản xuất tại Indonesia và Việt Nam đang ở vị thế khó khăn nhất do chi phí sản xuất cao, mức thuế của Mỹ cao và sự cạnh tranh khốc liệt từ Ecuador và Ấn Độ tại các thị trường khác. Việc phát triển thị trường nội địa sẽ mất thời gian và cạnh tranh ở các thị trường khác cũng không dễ dàng.
Các nhà cung cấp nhỏ hơn như Bangladesh và Sri Lanka bị ảnh hưởng nặng nề hơn và có thể sẽ rất khó tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.
Về phía Mỹ, các hộ nuôi tôm và ngư dân trong nước có thể tăng sản lượng và thị phần nhờ lợi thế cạnh tranh mới. Tuy nhiên, họ khó có thể thay thế phần lớn nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường vì còn nhiều hạn chế trong sản xuất, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố giá thành.
Nguồn: nongnghiep.vn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 25/04/2025
1165 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ: Cách Quản lý dịch bệnh trên tôm
Chia sẻ: Tin vui Xuất khẩu tôm tăng mạnh
Chia sẻ: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều tín hiệu tích cực
Tốc độ phát triển của ngành cá rô phi thế giới
Các yếu tố gia tăng sức cạnh tranh cho ngành tôm
Góc chia sẻ: Ăn tôm có nhất thiết phải bỏ chỉ tôm không?
Chia sẻ: Đi chợ gặp 6 loại tôm này, giá rẻ đến mấy cũng không nên mua
Chia sẻ: Phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch
Chia sẻ: Bỏ túi ngay cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên
Sau sáp nhập, một tỉnh có thế mạnh về cà phê bất ngờ thành ‘vựa nuôi tôm’ lớn
Tin vui: Người Mỹ chuộng cá rô phi Việt Nam, 'chốt đơn' hàng chục triệu USD
Chia sẻ: Trung Quốc tăng mua tôm Việt Nam