Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 891 triệu USD, vẫn tăng 16% nhờ đợt “tăng tốc” giao hàng trước mốc 9/7 – thời điểm Mỹ áp dụng thuế đối ứng mới. Tuy nhiên, từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp đã chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ để tránh rủi ro bị đánh thuế cao.
Ở chiều ngược lại, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong tháng 6, tăng từ 15% đến gần 28%. Trong khi đó, xuất khẩu sang EU chững lại, giảm nhẹ 1%, trong khi khu vực Trung Đông giảm mạnh 16% do ảnh hưởng của chiến sự. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Israel – thị trường tiêu thụ lớn cá ngừ hộp, giảm hơn 50%.
Về mặt hàng, cá ngừ là nhóm sụt giảm mạnh nhất trong tháng 6, giảm hơn 31% so với cùng kỳ, chủ yếu do ảnh hưởng thuế quan từ Mỹ – thị trường chiếm tỷ trọng lớn. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu cá ngừ giảm gần 2%. Trong khi đó, tôm và cá tra tăng trưởng chậm lại, do cũng bị ảnh hưởng từ chính sách thuế của Mỹ. Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu tôm đạt 2,07 tỷ USD (tăng 26%), cá tra đạt 1 tỷ USD (tăng 10%).
.jpg)
Tuy nhiên, theo bà Lê Hằng - Phó Tổng thư ký VASEP, triển vọng nửa cuối năm 2025 đối với hai ngành hàng chủ lực này phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Đặc biệt, tôm có nguy cơ đối mặt với “thuế chồng thuế” gồm thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Ngành cá tra có phần lạc quan hơn khi mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng kỳ rà soát POR20, với 7 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%. Nếu mức thuế đối ứng sắp tới được kiểm soát tốt, đây có thể là cơ hội để cá tra Việt Nam bứt phá.
Kịch bản dự báo nửa cuối năm, VASEP đưa ra 3 kịch bản. Ở kịch bản 1, thuế đối ứng của Mỹ sau ngày 9/7 là 10%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm còn khoảng 9,5 tỷ USD, giảm 500 triệu USD so với dự báo trước đó. Các thị trường khác như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và EU có thể hấp thụ một phần hàng hóa điều tiết từ Mỹ.
Kịch bản 2: thuế đối ứng trên 10%, có thể đến 46%. Xuất khẩu có nguy cơ giảm sâu chỉ còn 9 tỷ USD hoặc thấp hơn. Mỹ sẽ không còn là thị trường ổn định, nhất là với các mặt hàng có chuỗi cung ứng phức tạp.
Trong kịch bản xấu nhất, cạnh tranh từ các quốc gia có thuế thấp hơn như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia sẽ trở nên gay gắt hơn. Cơ hội sẽ dịch chuyển sang các thị trường trung lập như Nhật Bản, EU và ASEAN, nhưng khả năng bù đắp là có hạn trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa phục hồi mạnh.
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn ngày 9/7 về việc áp trở lại mức thuế suất cao hơn trong khuôn khổ thuế quan đối ứng. Ông đồng thời cảnh báo khả năng chấm dứt đàm phán thương mại và áp thuế quan cao hơn với một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản.
Trước đó, ông Trump đã tạm hoãn áp dụng mức thuế suất đối ứng cao hơn – dao động từ 11–50% – trong thời gian 90 ngày nhằm tạo điều kiện cho đàm phán. Thời hạn này sẽ kết thúc vào ngày 8/7. Kể từ ngày 9/7, mức thuế cao hơn dự kiến sẽ được áp trở lại đối với các quốc gia chưa đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ, thay cho mức thuế cơ sở 10% được duy trì trong thời gian hoãn trước đó.
Nguồn: doanhnghiepvn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 02/07/2025
1016 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ: Tàu nuôi thủy sản thông minh ngoài khơi đầu tiên trên thế giới
Chia sẻ: Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Chia sẻ: Long đong tôm Việt
Nuôi tôm kiếm bạc tỷ ở vùng ngọt quanh năm: Lợi trước, hại sau?
Cá tra Việt Nam nhận tin vui lớn từ Mỹ
Mức thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến, doanh nghiệp kêu oan
Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
Triển lãm Thủy sản Châu Á 2025 mở ra những cơ hội kinh doanh mới tại Singapore
Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trước nắng nóng
Đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản tập trung