Chia sẻ: Tin vui Xuất khẩu tôm tăng mạnh
Vasep cho biết Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 288 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ 2024. Nhu cầu tôm phục vụ tiêu dùng nội địa và kỳ nghỉ lễ 1-5/5 tăng mạnh, trong đó tôm hùm và tôm sú được ưa chuộng.
Tiêu thụ nhiều thứ hai là Mỹ, với tăng trưởng 11%, đạt 134 triệu USD. Đây cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất, trung bình đạt 10,9 USD mỗi kg tôm chân trắng và 17,7 USD mỗi kg tôm sú, ổn định hơn so với các thị trường khác.
Thị trường EU cũng tích cực, thu về 107 triệu USD, tăng 33%. Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 20% và 16%, đạt 124 triệu USD và 77 triệu USD. Riêng tại Nhật, tôm chế biến sẵn và đông lạnh tiện lợi là dòng sản phẩm được ưa chuộng.
.png)
Nhận định tình hình sắp tới, Vasep cho rằng thuế đối ứng của Mỹ đang tạm hoãn nhưng cũng tạo sức ép cho ngành tôm, bởi đây là thị trường chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, tương đương 800 triệu đến 1 tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ. Dù mức thuế CVD hiện là 2,84%, thấp hơn so với Ấn Độ (5,77%) và Ecuador (3,78%), các quy định khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm có thể làm tăng chi phí tuân thủ, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Để đạt mục tiêu kim ngạch 4 tỷ USD năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đồng bộ các giải pháp: tăng cường xúc tiến thương mại tại các triển lãm quốc tế, đầu tư vào công nghệ chế biến và chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế (FDA, ASC, MSC).
Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời đẩy mạnh tận dụng các FTA như CPTPP, EVFTA nhằm đa dạng hóa thị trường. Việc kiểm soát chặt chuỗi cung ứng và đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ cũng được xem là một bước đi chiến lược nhằm giảm áp lực từ chính sách bảo hộ của Washington, theo Vasep.
Nguồn: vnexpress.net
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Ao tròn nổi, bồn nước nuôi cá và trang thiết bị thủy sản nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 16/05/2025
1486 Lượt xem
Bài viết khác
Chia sẻ: Hệ lụy của nuôi tôm tự phát
Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
Chia sẻ: Lai tạo thành công cá mú khổng lồ từ Án Độ
Chia sẻ: Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ
Chia sẻ: Tàu nuôi thủy sản thông minh ngoài khơi đầu tiên trên thế giới
Chia sẻ: Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Chia sẻ: Long đong tôm Việt
Nuôi tôm kiếm bạc tỷ ở vùng ngọt quanh năm: Lợi trước, hại sau?
Cá tra Việt Nam nhận tin vui lớn từ Mỹ