Chia sẻ: Phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch
Tôm bị bơm tạp chất đa phần là tôm sú. Tạp chất được sử dụng thường là bột rau câu, tinh bột… hoặc tôm nhỏ, giá trị thấp được xay nhuyễn rồi pha với nước thành dung dịch sền sệt để bơm vào tôm.
Nếu mua tôm không còn sống hoặc tôm đông lạnh, bạn có thể phân biệt tôm bị bơm tạp chất dựa vào những dấu hiệu sau: tôm cứng, thẳng đơ, không có độ cong tự nhiên như tôm bình thường. Phần mang cứng, phồng căng, trong khi mang tôm thường mềm, phẳng. Thân tôm mập, căng bất thường, các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân tôm nhanh chóng rời nhau. Khi nấu chín, tôm ra nhiều nước, thịt teo lại, bở, vị nhạt hơn so với bình thường và dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người tiêu dùng nên mua tôm tươi sống còn nhảy tanh tách, thậm chí đang bơi để tránh mua phải tôm bơm tạp chất. Trong trường hợp mua tôm không còn sống hoặc tôm đông lạnh, cần quan sát thật kỹ các đặc điểm để nhận biết tôm có bị bơm tạp chất hay không. Để chọn tôm tươi ngon, bạn nên ưu tiên những con có vỏ đậm màu, sáng bóng, thân mềm, gắn chặt với phần đầu, đuôi xếp đều và cụp xuống. Đảm bảo tôm còn đầy đủ râu, càng, gai và các chân. Nếu phải mua tôm đông lạnh hoặc đã chế biến sẵn, hãy kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng kéo thẳng đầu và thân tôm. Nếu các khớp nối trên vỏ tôm khít nhau là tôm tươi sạch. Ngược lại, nếu các khớp này lỏng lẻo và đầu dễ dàng rời ra, đó có thể là tôm cũ hoặc đã bị bơm tạp chất.

Chia sẻ: Hệ lụy của nuôi tôm tự phát
Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
Chia sẻ: Lai tạo thành công cá mú khổng lồ từ Án Độ
Chia sẻ: Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ
Chia sẻ: Tàu nuôi thủy sản thông minh ngoài khơi đầu tiên trên thế giới
Chia sẻ: Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á
Chia sẻ: Cách lắng phù sa cho ao nuôi
Chia sẻ: Long đong tôm Việt
Nuôi tôm kiếm bạc tỷ ở vùng ngọt quanh năm: Lợi trước, hại sau?
Cá tra Việt Nam nhận tin vui lớn từ Mỹ