Chia sẻ các bệnh thường gặp ở Cá Koi
Các bệnh thường gặp ở Cá Koi anh em cần biết khi gặp còn biết cách chữa trị bệnh cho cá koi; vậy các bệnh thường gặp ở cá koi là bệnh gì nhiều, mời xem trong bài viết.
Khi bạn nắm được các bệnh thường gặp ở cá koi cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh và đặc biệt là cách chữa trị bệnh cho cá koi đơn giản nhưng hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh nấm và một số bệnh khác ở cá Koi
Do chất lượng nước có độ pH dao động có độ chênh lệch lớn, độ pH thấp hơn 3 hoặc cao hơn 9.
Nhiệt độ môi trường nước quá thấp hoặc quá cao
Đáy ao nuôi có quá nhiều amoniac, thức ăn dư thừa và các chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi làm cho môi trường nước bị ô nhiễm làm cho nấm và các vi khuẩn phát triển tấn công gây bệnh cho cá koi.
Các bệnh nấm thường gặp ở cá Koi
1 - Nấm sợi bông
Bệnh nấm sợi bông này rất dễ dàng nhận biết cũng như rất hay gặp khi nuôi cá koi; khi cá koi bị bệnh nấm sợi bông, ta quan sát bằng mắt thường thấy trên cá có các mảng bông màu trắng, xám trên cơ thể hoặc ở mang cá koi. Khi bệnh nặng có thể chuyển sang màu đỏ, xanh, nâu…
Cá koi mắc bệnh nấm sợi bông này thường hay gặp ở nhiệt độ thấp từ khoảng 00C hoặc nhiệt độ cao đến 34-350C.
Bệnh nấm sợi bông này là bệnh lây lan nhanh khắp toàn bộ ao nuôi, làm cho toàn bộ cá koi bị bệnh nấm
2- Bệnh nấm thối mang cá koi
Đây là căn bệnh do nấm Branchiomyces sanguinis và Branchiomyces demigrans gây ra và tấn công mang cá koi.
Khi cá koi bị bếnh nấm mang; mang cá xung quanh có chất nhầy làm cho cá khó hô hấp phải thưởng hay nổi lên mặt nước thở không khí.
Khi cá bị bệnh nấm mang nặng sẽ làm mang cá thối rữa, phá hủy hoàn toàn và cá sẽ chết. Đối với căn bệnh nấm mang này cũng lây lan ra nguồn nước tấn công các con cá khác.
3- Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng hay còn gọi là bệnh nấm trắng; đây là căn bệnh thường gặp khi nuôi cá koi
Khi cá bị bệnh đốm trắng có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Trên mình cá koi xuất hiện những đốm trắng sau đó lan ra nhiều nơi trên cá.
Khi bị nấm đốm trắng làm ngứa; cá luôn bơi cọ sát vào nhau, vào thành bể. Khi bệnh nặng cá hôn mê, mất phương hướng
4- Bệnh Rận cá và giun mỏ neo
Bệnh Rận cá và giun mỏ neo là những động vật giáp xác ký sinh thường xuyên nhất trên cá vàng và cá Koi, nhưng chúng có thể lây nhiễm cho bất kỳ loài cá nước ngọt nào.
Khi bị bệnh rận cá; cá koi sẽ bị các giáp ký sinh này bám vào da cá và bắt đầu ăn mòn cơ thể cơ thể cá, gây ra các vết thương lở loét.
Giun mỏ neo gây ra vết loét đỏ trên cá nhiễm bệnh, sau đó chúng phát triển giống như những sợi chỉ mọc lên từ da cá. Chúng chui vào cơ thể cá qua lớp vảy hoặc mang và khoang miệng cá, giữ cố định bằng các chân giống như mỏ neo và bắt đầu ăn mòn cơ thể cá.
5- Cá koi bị bệnh Thối thân đuôi, vây
Khi ta quan sát thấy vảy cá ở gần đuôi sẽ bị sưng, viêm và xuất hiện tình trạng bong tróc.
Cá bị bệnh nặng phần cơ thịt ở phần đuôi thối rữa
Phần gốc đuôi sung huyết và ứ máu.
Vây cá xòe ra thành hình chổi.
Vảy ở phần thân cá luôn bình thường bởi chúng rất hiếm khi bị rụng hay bong tróc.
Cách chữa bệnh nấm cho cá koi
Cách chữa bệnh cho 5 loại bệnh nấm ; bệnh nấm sợi bông, nấm thối mang, nấm đốm trắng, bệnh rận cá và giun mỏ neo, bệnh thôi đuôi vây thân cá koi theo các cách sau.
Cách 1
Sử dụng thuốc đặc trị API Pimafix (Loại thuốc này bạn dễ dàng tiềm mua tại các cửa hàng thủy sinh hoặc trên google tìm kiếm)
Chứa thành phần Pimenta racemosa 1%, Pimafix xử lý các loại nấm hiệu quả tận gốc cho cá Koi mà không mất màu nước hoặc ảnh hưởng đến pH và cây thủy sinh trong bể. Quá trình điều trị diễn ra trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày dùng 5ml cho 38 lít nước. Kết thúc quá trình điều trị thì tiến hành thay 25% nước.
Cách 2
Sử dụng thuốc Tetra Nhật
Liều lượng pha
Ngày đầu tiên, cứ 100 lít nước thì hòa với 1-2g thuốc tùy độ nặng nhẹ của cá.
Ngày thứ hai dùng tiếp 1g thuốc cho 150 lít nước.
Kết hợp với tắm muối với công thức 5kg muối hột cho 1000 lít nước và duy trì nhiệt độ trong nhà tầm 30 độ, nếu trong mùa đông thì phải dùng máy sưởi
Thuốc trị nấm cá Koi Tetra Nhật là Sodium Nifurstyrenate, đây là chất kháng khuẩn mạnh, chuyên chữa trị các loại bệnh do vi khuẩn gây ra như thối mang, nấm trắng, đỏ da, đỏ vây, sung huyết, áp xe, sùi miệng, nhiễm trùng do xây xát khi vận chuyển,…Ngoài cá Koi, loại thuốc này còn chữa được cho nhiều loại cá nước ngọt và nước lợ khác.
Quá trình điều trị trong khoảng vài ngày, lưu ý là trong thời gian này sẽ không cho Koi ăn và không thay nước đến khi cá khỏi bệnh..
Lưu ý
Tuyệt đối chỉ sử dụng Tetra nhật mà không pha trộn thêm bất kỳ thuốc trị nấm cho cá Koi nào khác.
Cách 3
Thuốc trị nấm Bionock số 2
Đây là thuốc trị nấm cá Koi thần thánh, đang được ưa chuộng hàng đầu với dân chơi cá cảnh. Một giọt Bionock dùng cho 10 lít nước. Cứ sau 48h thì tiến hành thay 30% nước rồi sử dụng lại lượng thuốc như ban đầu, quá trình lặp lại đến khi cá hết bệnh. Muốn cá nhanh khỏi bệnh thì phải tăng nhiệt độ cho cá trong tầm 30-32 độ.
Biện pháp phòng bệnh cho cá koi
Cần theo dõi chỉ số pH từ 7-7.5 là phù hợp.
Nhiệt độ nước thích hợp từ 20 – 280C
Kiểm soát lượng thức ăn không cho dư thừa
Thiết kế hệ thống xả đáy siphon theo định kỳ nhằm loại bỏ chất thải ra ngoài
Sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý nước
Thức ăn chất lượng, đảm bảo và bổ sung vitamin tổng hợp, tăng cường sức đề kháng.
Thông qua bài chia sẻ này bạn có thể dễ dàng nắm được các bệnh thường gặp ở Cá Koi để có biện pháp xử lý kịp thời khi cá koi có dấu hiệu bị bệnh.
Tôm Thẻ Hay Tôm Càng: Đâu Là Điểm Khác Biệt?
Chia sẻ cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
Mỹ công bố thuế AD và CVD cuối cùng với tôm Việt Nam và các nước
Chia sẻ cách phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa
Chia sẻ cách chữa bệnh lươn bị nấm
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Nuôi cá cần những gì
Góc thảo luận: Nên nuôi tôm hay nuôi cá trong năm 2024
CHIA SẺ CÁCH KIỂM SOÁT ĐỘ KIỀM TRONG AO TÔM