Cách GIÚP TÔM LỘT XÁC ĐỀU
Các dấu hiệu và dự báo
Thông thường tôm sẽ không lột xác đồng loạt vào cùng một thời điểm. Chúng có xu hướng lột xác qua thời kỳ thủy triều cao hay trăng tròn. Trải qua ngày lột xác, nếu pH trong ao cao (trên 8,3), tôm sẽ đợi đến khi pH hạ xuống 8,3 sẽ bắt đầu lột xác và thường sẽ xảy ra vào ban đêm.
Sau khi tôm lột xác đồng loạt, người nuôi sẽ nhìn thấy vỏ lột và các vệt bọt dài hay bong bóng. Vỏ tôm mới nhìn sạch sẽ, trong và mỏng. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt lượng khoáng chất trong nước do lượng khoáng này đã được tôm sử dụng cho việc lột vỏ qua đêm, có khả năng sẽ xảy ra sự sụp tảo 2 - 3 ngày sau lột xác. Việc người nuôi nhận biết được thời điểm lột xác đồng loạt và chuẩn bị cho điều đó là rất quan trọng.
Đến ngày dự đoán của lần lột xác, lượng ăn sẽ giảm khoảng 10 - 30%. Một khi được dự báo trước, người nuôi phải cung cấp sự sục khí đầy đủ, liên tục và chuẩn bị sẵn một số khoáng quan trọng để tạo nguồn khoáng sẵn ngay lập tức cho nhu cầu của tôm trong quá trình lột xác. Nếu pH cao hơn 8,3, người nuôi nên đợi cho đến khi pH giảm để đánh khoáng vào. Nhưng nếu pH trong ao luôn thấp, người nuôi sẽ cần trộn khoáng trong bể bên cạnh ao và bổ sung từ từ liên tục qua ống dẫn đặt phía trước quạt nước vào ban ngày. Mỗi lần, trải qua sự lột xác, có thể có khả năng độ kiềm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới. Trong các trường hợp như vậy, cần phải điều chỉnh độ kiềm về mức bình thường, khoảng 100 - 120 ppm bằng cách bổ sung Sodium bicarbonate.
Giải pháp
Đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức khoảng 4 - 6 mg/l trong suốt quá trình nuôi, nếu phát hiện thấy tôm có dấu hiệu lột xác thì tăng cường quạt nước, sục khí.
Điều chỉnh và duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp 7,5 - 8,5 là tốt nhất.
Khi phát hiện tôm bị nhiễm nấm, bị đóng rong cần phải can thiệp và điều chỉnh kịp thời giúp tôm phục hồi và lột xác thành công.
Sử dụng thức ăn bởi các nhà cung cấp thức ăn uy tín, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự lột xác của tôm nuôi.
Độ mặn: độ mặn liên quan đến hàm lượng khoáng chất trong ao, độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ.
Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung các loại chế phẩm vi sinh, khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp tôm sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nguồn: Thanh Hiếu
Tìm hiểu về Virus Hội chứng Taura (TSV) ở tôm thẻ chân trắng
Nhận Diện 7 Đặc Điểm Của Bệnh AHPND Ở Tôm Vannamei Trước Khi Quá Muộn
Hiểu Về Lấy Mẫu Trong Nuôi Tôm và Lợi Ích Của Nó
11 Đặc Điểm Của Tôm Khỏe Mạnh Và Tôm Bị Bệnh
5 Mẹo Để Đạt Lợi Nhuận Cao Trong Nuôi Tôm Vannamei Theo Công Nghệ Biofloc
Sử Dụng Dolomite Lime Trong Nuôi Tôm: Lợi Ích và Cách Thực Hiện
Chiến Lược Hiệu Quả Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Chân Trắng (Vannamei)
Mẹo Giảm Thiểu Tác Động Môi Trường Của Nghề Nuôi Tôm
Bạc Liêu: Đẩy mạnh nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
Quảng Nam: Khả quan nuôi cá chình công nghệ RAS
Chia sẻ cách xử lý ao thả nuôi khi thả vụ tết 2025
Nuôi tôm cần làm gì sau mưa bão