BỆNH PHÂN TRẮNG Ở TÔM
Bệnh phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này. Do nguyên nhân gây bệnh đôi khi không phải chỉ do một tác nhân nên việc trị bệnh chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu chúng ta xác định đúng tác nhân gây bệnh
.
1. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng cho tôm:
- Tảo độc, đặc biệt tảo lam, tảo đỏ, tảo mắt
- Trong nguồn nước ao nuôi và trong đường ruột bị khuẩn Vibrio
- Bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine
- Do lạm dụng dùng kháng sinh, dùng không đúng cách
- Do lượng thức ăn thừa kém chất lượng, thức ăn bị nhiễm nấm mốc
- Nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm, đường ruột bị nhiễm độc tố NH3, H2S, NO2…
- Mật độ nuôi quá dày
- Thời tiết nóng nực, thời tiết hay thay đổi làm cho tôm bị stress
2. Triệu chứng của ao tôm bị bệnh phân trắng
- Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn
- Nếu ao nuôi của bạn rộng lớn khó kiểm soát thì rất nguy hiểm vì khi bạn phát hiện được thì quá muộn rồi dù bạn điều trị khắc phục cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. Hiện nay người dân rất chú trọng chọn ao nuôi nhỏ và vừa để kiểm soát tốt mọi vấn đề trong ao thì ao ương di động, ao vèo sản phẩm Công ty AQUA MINA được lựa chọn hàng đầu hiện nay
- Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng
- Tôm mềm vỏ
- Mang chuyển sang màu tối
- Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướnggió
3. Cách điều trị bệnh phân trắng
* Xử lý nước:
- Thay nước sạch mới nếu bể ương nổi thì rất dễ cho bạn làm điều này và triệt để
- Diệt khuẩn ao
- Sau 2 ngày cấy lại bằng vi sinh liều cao chiều tối, chạy quạt và lặp lại sau 2 ngày.
*Cho ăn:
- Ngày thứ 1 và 2: Ngưng cho ăn hoặc giảm ăn 50%
- Ngày thứ 3 - 4 - 5: Cho ăn kháng sinh (liều 10 ml/kg thức ăn), ngày 2 cử sáng và chiều.
- Tăng cường vi sinh đường ruột
- Thay nước, chạy quạt ngay từ khi xử lý nước
4. Khuyến cáo phòng bệnh tổng hợp
- Nên thả mật độ vừa phải. Cho ăn vừa đủ lượng thức ăn
- Định kỳ xử lý vi sinh và diệt khuẩn
- Không dùng kháng sinh để phòng bệnh.
- Đảm bảo chỉ tiêu môi trường ổn định, hạn chế khí độ
3 lưu ý khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn cần biết
Aqua Mina hướng đến nuôi tôm càng xanh
PHÒNG TRỊ TÔM THẺ BỊ TEO GAN
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
4 Loại Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Mà Trắng Bạn Cần Biết
Hàng nghìn hộ dân Quảng Ninh được giao mặt biển để nuôi thủy sản
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Màu Nước Tốt Nhất Cho Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Đứng dậy từ tay trắng sau bão Yagi
Cách Duy Trì Chất Lượng Nước Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Luôn Ở Mức Tối Ưu
Ứng Dụng Các Biện Pháp An Toàn Sinh Học Đúng Cách Cho Ao Nuôi Tôm
Giải Quyết Hiện Tượng Tảo Nở Hoa Gây Hại Trong Ao Nuôi Tôm