Bạc Liêu: Đẩy mạnh nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
Diện tích tăng
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, tỉnh xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 60% sản phẩm nông nghiệp và gần 28% kinh tế của tỉnh, trong đó, diện tích nuôi tôm chiếm trên 97% diện tích nuôi trồng thủy sản. Năm 2023, sản lượng tôm nuôi chiếm 21,8% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước; kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 973 triệu USD, tăng 17% so với năm 2022, chiếm hơn 28% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.
Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu”, địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.
Hiện, Bạc Liêu có hơn 140.000 ha nuôi tôm, với sản lượng bình quân hơn 240 nghìn tấn. Đặc biệt, mô hình nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao phát triển khá nhanh, với hơn 6.000 ha, tăng gần gấp 3 lần so năm 2020.
Toàn tỉnh hiện có 25 tổ chức và 838 hộ dân (tăng 132 hộ so với năm 2022) đang đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và 2 – 3 giai đoạn. Riêng năm 2023, có 11 Công ty, đơn vị và 794 hộ dân đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 – 3 giai đoạn với diện tích 6.624 ha (tăng 43,78% so với năm 2022), thu hoạch 6.046 ha, năng suất thu hoạch 16,79 tấn/ha, sản lượng 101.491 tấn.
Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 360 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm giống quy mô lớn, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, góp phần nâng công suất giống từ 35 lên 40 tỷ post/năm. Đặc biệt, nhiều đơn vị đã đầu tư xây dựng khép kín chuỗi giá trị ngành tôm từ con giống- vùng nuôi – nhà máy thức ăn – nhà máy chế biến xuất khẩu.
Tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng được 6 vùng nuôi tôm công nghệ cao với diện tích trên 3.900 ha: xã Vĩnh Trạch Đông, Phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu), xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải).
Cùng với phát triển các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, Bạc Liêu cũng đang triển khai xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, với kinh phí 175 tỷ đồng, bao gồm: Hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh cấp, kênh thoát nước, hệ thống điện, cổng, hàng rào bao quanh,… Hiện, đang xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2, với kinh phí gần 200 tỷ đồng. Đồng thời, cũng đã tuyển chọn được 9 doanh nghiệp vào đầu tư.
Tháo gỡ khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương phát triển tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, khó khăn về vốn đầu tư chính là “lực cản” hàng đầu trong phát huy thế mạnh này. Cùng đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản phát triển chưa đồng bộ (như chưa có hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nước và xả thải riêng biệt),…
Vì vậy, để thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp trong thời gian tới, theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh tiếp tục theo dõi tiến độ triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất, trọng tâm là phát triển các hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp tư nhân. Xác định mô hình nuôi, phương thức nuôi phù hợp (trong đó xác định mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ cao là khâu đột phá để hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Hình thành mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực thủy sản;
Khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ có đủ điều kiện chuyển đổi từ nuôi tôm thâm canh truyền thống lên mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; các công ty, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn hướng dẫn cho các hộ nuôi xây dựng mô hình nuôi phù hợp với diện tích hiện có, tư vấn quy trình nuôi và kết nối với các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, các chính sách ưu đãi về lãi suất để hộ nuôi đủ điều kiện tham gia mô hình;
Cùng đó, tăng cường ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm, nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ THÀNH CÔNG CỦA BẠN!
Ngày đăng : 27/12/2024
1013 Lượt xem
Bài viết khác
Quảng Nam: Khả quan nuôi cá chình công nghệ RAS
Chia sẻ cách xử lý ao thả nuôi khi thả vụ tết 2025
Nuôi tôm cần làm gì sau mưa bão
3 lưu ý khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn cần biết
Aqua Mina hướng đến nuôi tôm càng xanh
PHÒNG TRỊ TÔM THẺ BỊ TEO GAN
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
4 Loại Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Mà Trắng Bạn Cần Biết
Hàng nghìn hộ dân Quảng Ninh được giao mặt biển để nuôi thủy sản
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Màu Nước Tốt Nhất Cho Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Đứng dậy từ tay trắng sau bão Yagi