NÊN ƯƠNG TÔM TRÊN BỂ VỚI MẬT ĐỘ BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẬT ĐỘ ƯƠNG TÔM THẺ TRONG BỂ ƯƠNG NỔI.
Bể ương nổi là giải pháp tuyệt vời để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu vụ nuôi, trong đó người nuôi tôm sẽ ương với mật độ rất dày (3000-5000con/m3 nước). Khi mật độ cao như vậy sẽ tác động rất nhanh đến sự thay đổi môi trường nuôi như: pH, kiềm, khoáng đa lượng, vi lượng... sau đây là tổng kết một số yếu tố chính ảnh hưởng giúp người nuôi tôm có đánh giá đúng trước khi quyết định:
1. Độ mặn: Với mật độ dày và chu kỳ lột nhanh của tôm nhỏ, cần có một lượng khoáng rất lớn cung cấp liên tục trong ngày để đảm bảo không bị thiếu hụt cho tôm hấp thu ngay sau khi lột xác. Nước biển với độ mặn càng cao thì mang nhiều khoáng chất có lợi cho tôm. Để đảm bảo an toàn trong khi ương mật độ dày, độ mặn khuyến nghị thấp nhất là 7-10ppm.
2. Quy trình nuôi: mỗi quy trình có một sức tải môi trường khác nhau. Với quy trình thay nước hàng ngày thì sức tải sẽ lớn hơn nhưng biến động môi trường từ đó cũng tăng lên. Quy trình ít thay nước thì sức tải thấp hơn nhưng phải bù khoáng nhiều hơn để đảm bảo tôm không mềm vỏ. Hiện nay nhiều người nuôi chọn cách nuôi ít thay nước để đảm bảo an toàn dịch bệnh, ít biến động môi trường, tôm nhỏ sẽ ít bị stress và tiết kiệm chi phí điện, nước..từ đó có độ thành công trong giai đoạn ương cao hơn.
3. Thời gian ương: Trong cùng một điều kiện môi trường và mật độ như nhau, bể ương 20 ngày dễ thành công hơn bể ương đến 30 ngày mới chuyển tôm sang pha 2, vì khi tôm lớn, chất thải nhiều hơn, NH3, NO2, H2S.. từ đó mà bùng phát nhanh hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn tôm nếu không phát hiện kịp thời. Ngoài ra, mật độ dày sẽ không có chỗ cho những con tôm yếu vừa mới lột xác nghỉ ngơi, do đó dễ bị tấn công và ăn thịt bởi ông hàng xóm háu đói đang bơi ngay sát bên mình. Tỷ lệ hao hụt đầu con vì thế cũng sẽ tăng lên nếu chọn cách ương quá lâu trong bể.
4. Nhiệt độ: Như đã biết, nhiệt độ tốt cho tôm phát triển là 28-30 độ, khi nhiệt độ lên quá cao hoặc xuống quá thấp sẽ làm tôm khó hấp thu, phân thải ra vẫn còn dưỡng chất nên nước bị ô nhiễm và lên khí độc rất nhanh. Nhiệt độ biến động cũng khó canh thức ăn gây nên tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt..ở mật độ cao các yếu tố này sẽ tác động tiêu cực vào con tôm chỉ trong một vài giờ.
5. Oxy và khuấy đảo nước: Trong bể ương chúng ta không dùng quạt nước, chỉ cần hệ thống sục khí đáy đảm bảo oxy luôn ở mức 5ppm. Cùng với hệ thống mũi thuyền xung quanh bể là đảm bảo vì chúng ta chỉ cần tạo dòng nhẹ để gom thải. Đảm bảo có điện dự phòng để việc cung cấp oxy được liên tục.
6. Kỹ thuật: đây là yếu tố quan trọng nhất. Nhiều bà con vì không có kỹ thuật tốt mà ương (gièo tôm) không thành công, từ đó có cái nhìn không mấy thiện cảm với việc ương tôm giai đoạn đầu vụ nuôi. Tuy nhiên nếu có được những kiến thức cơ bản và điều kiện tốt, có kỹ thuật hỗ trợ thì bà con sẽ tận dụng hết được những lợi thế mà bể ương nổi mang lại.
7. Thức ăn: Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường nước là thức ăn và phân tôm. Nếu thức ăn thừa nhiều sẽ nhanh làm hư nước, do đó chúng ta phải chia nhỏ lượng thức ăn làm nhiều cữ đảm bảo tạt đến đâu là tôm ăn hết đến đó. Tôm ăn nhiều thức ăn không đảm bảo chất lượng cũng thải ra phân còn nhiều dưỡng chất chưa hấp thu hết, từ đó cũng làm khí độc tăng cao nhanh chóng. Có một giải pháp cho việc này. Đó là dùng loại thức ăn chất lượng cao, nhiều đạm, tôm chỉ cần ăn ít mà vẫn đủ dưỡng chất để phát triển mà ko thải phân ra nhiều gây áp lực lên môi trường nước. Về mặt này, công ty Vĩnh Thịnh đã có đề tài nghiên cứu khoa học để chọn và đưa ra thị trường sản phẩm thức ăn chuyên dụng cho ương tôm trong bể rất hiệu quả. Đây là một bước quan trọng đảm bảo thành công cho giai đoạn này.
KẾT LUẬN: Ngoài những điểm chính trên đây, còn nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến sự thành bại của việc ương tôm trên bể nổi. Lời khuyên của AQUA MINA với bà con là: Tùy vào điều kiện từng địa phương Nên ương tôm trên bể nổi có mái che mưa nắng để ổn định nhiệt độ, đảm bảo độ mặn trên 7ppm để đảm bảo đủ khoáng chất cần thiết, nuôi theo quy trình ít thay nước, chuẩn bị đầy đủ Testkit đo môi trường, oxy, các nguyên liệu đảm bảo chất lượng phải sẵn sàng trong kho để trường hợp cần là có thể sử dụng ngay. siphon 2-3 lần/ngày để lấy chất thải khỏi môi trường nhanh nhất có thể. Học hỏi và nhờ người hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình ương. Với người chưa ương trong bể nổi nên dừng ở mức 1000c/m3, sau khi đã quen với việc ương gièo có thể nâng lên 3000-5000c/m3 và ương trong 13 -20 ngày..
Cuối cùng việc ương tôm vẫn phải quy về tiêu chuẩn SINH KHỐI: ví dụ bạn đang ương theo quy trình semi-biofloc trong điều kiện tiêu chuẩn, sức tải khoảng 2.5kg tôm/m3 nước là an toàn. Như vậy bể 100m3 sẽ chứa được 250kg tôm, trong trường hợp bạn ương 1 triệu PL, khi đó 250/1.000.000= 0.25g/con( cỡ 4000c/kg ) là đạt ngưỡng sức tải an toàn, khi đó phải sang tôm mà ko cần biết nuôi được bao nhiêu ngày.
Hiện nay các nước trên thế giới đều đã ứng dụng nuôi tôm 2, 3 giai đoạn rất thành công. Nếu không thay đổi và đi theo xu hướng đúng đắn đó thì con tôm Việt Nam sẽ bị bỏ lại phía sau. Vì vậy người nuôi tôm nên học hỏi và sớm vận dụng vào khu nuôi của mình để có thể tận dụng được những ưu điểm do bể ương nổi mang lại.
Để hỗ trợ bà con tiếp cận quy trình nuôi 2 giai đoạn, công ty AQUA MINA đã phát triển, sản xuất và cung cấp ra thị trường bể ương nổi dạng lắp ráp hay còn gọi là ao ương di động với chi phí thấp, phù hợp với mọi địa hình, điều kiện của từng địa phương.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
- Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
- Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
- Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
- Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
- Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
- Email: kimakubo@rexind.co.jp
- Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
- Website: www.rexind.co.jp/e/
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Ngày đăng : 31/10/2024
1017 Lượt xem
Bài viết khác
CHIA SẺ NHẬN DIỆN TÔM GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
Chia sẻ cách xử lý lớp nhớt nhầy ao lót bạt
Chia sẻ Cách nuôi tôm hùm hiệu quả
Chia sẻ thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ
Aqua Mina tham dự Hội nghị Kết nối Giao thương Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam và Singapore
Ngỡ ngàng mô hình nuôi tôm “trên cạn” của nông dân Hà Tĩnh
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
So sánh cá chình mun Nhật Bản khác gì cá chình Việt Nam
Chia sẻ kỹ thuật ương lươn giống
HẠN CHẾ TÔM BỊ STRESS
Giống tôm hùm độc lạ xuất hiện ở Đài Loan
Cá Chình Mun – Loại Thực Phẩm Phổ Biến Chất Lượng Đến Từ Nhật Bản