CHIA SẺ CÁCH CHO TÔM ĂN HIỆU QUẢ NHẤT
Cho tôm ăn hiệu quả tránh lãng phí. Bởi Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và việc quản lý thức ăn vẫn cần phải được cải tiến. Nếu không có sự chú ý tính toán hợp lý xảy ra chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tích tụ sẽ gây ra hơn 60% các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1:1 thì cứ cho vào ao 100 kg thức ăn sẽ có đến 70 kg chất thải (thức ăn thừa, phân tôm...). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn độc hại phát triển gây bệnh cho tôm
Sử dụng nhá (sàn, vó) để điều chỉnh lượng thức ăn
Hướng dẫn sử dụng nhá (sàn, vó)
Vị trí thích hợp để đặt nhá là chổ bằng phẳng, như trên nền đáy ao có dòng nước nhẹ. Thả nhá nhẹ nhàng, xuôi theo dòng nước tạo thành góc 15 độ so với mặt nước ao. Kích thước nhá khoảng 0,4 - 0,6 m2, với chiều cao gờ là 8 - 10 cm, tốt nhất là nên có bốn chân nhá dài 5 cm. Nhá được hạ xuống hoặc nâng lên một cách nhẹ nhàng và trong điều kiện nắng gắt thì không nâng nhá lên khỏi mặt nước.
Những điều cần chú ý
Nhá cho ăn sẽ cho biết những điều sau: Nếu còn thức ăn thì lượng thức ăn cho bữa kế tiếp nên giảm khoảng 10% với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác không thay đổi; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có vài con tôm thì lượng thức ăn nên được duy trì; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có ít hay không có tôm thì lượng thức ăn cho lần ăn kế tiếp tăng khoảng 5% cũng với điều kiện là thời tiết và các yếu tố môi trường không thay đổi.
Số liệu thống kê cho thấy lượng thức ăn đạt tối đa là 42 kg/100.000 tôm đến khi tôm đạt kích cỡ 80 - 100 con/kg. Từ 80 con/kg trở về sau, thức ăn cần được duy trì ở mức này. Nên giảm 5% lượng thức ăn khi tôm vượt kích cỡ 50 con/kg. Dấu hiệu nhận biết của việc cho ăn thừa là tảo phát triển quá mức (màu đậm, độ trong dưới 20 cm) hoặc hàm lượng khí ammonia (NH3) tăng cao. Khi điều này xảy ra, giải pháp hiệu quả nhất là giảm lượng thức ăn.
Kiểm soát tối đa hiệu quả cho tôm ăn
Nếu môi trường ao đất nuôi thông thường có diện tích lớn, sự đào thải phân tôm, thức ăn dư thừa thì đó là vấn đề không hề đơn giản. Bạn có thể chuyển sang ao nuôi công nghệ là ao ương di động nhỏ gọn để kiểm soát tốt mọi vấn đề trong ao nuôi hạn chế rủi ro nâng cao thu hoạch vụ nuôi.
VietShrimp 2025 trở lại với chủ đề 'Xanh hóa vùng nuôi'
Chia sẻ cách Trị bệnh mang trắng ở cá diêu hồng
Câu hỏi thú vị: Có nên ăn đầu và vỏ tôm?
Chia sẻ cách sử dụng vi sinh nuôi tôm tăng tỷ lệ thành công
Chia sẻ các bệnh thường gặp ở Cá Koi
Tôm Thẻ Hay Tôm Càng: Đâu Là Điểm Khác Biệt?
Chia sẻ cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
chia sẻ cách NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP CHẬM LỚN
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
Mỹ công bố thuế AD và CVD cuối cùng với tôm Việt Nam và các nước
Chia sẻ cách phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa