VietShrimp 2023 Vươn tầm thế giới
Hội chợ Triển lãm Quốc tế ngành tôm Việt Nam lần thứ ba năm 2021 (VietShrimp 2021) đã thành công tốt đẹp; tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới nên còn vắng bóng các đoàn khách quốc tế. Năm 2023, khi toàn cầu đã quay trở về nhịp kinh tế mới, VietShrimp dự kiến sẽ có sự tham gia của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đến từ những quốc gia hàng đầu về phát triển thủy sản.
Hội nhập quốc tế
Ban Tổ chức VietShrimp 2023 cho biết, VietShrimp 2023 đã nhận được nhiều sự quan tâm của các phái đoàn, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế. Dự kiến tham dự chương trình sẽ có Đoàn tham tán Ấn Độ, Israel, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội khác không thể tham gia Trang chủ Chia sẻ Bình luận VietShrimp 2021 cũng sẽ không để bỏ lỡ sự kiện lần này, vì ngành thủy sản Việt Nam đang có vị thế cao trên trường quốc tế, sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tại đây
Các Doanh nghiệp và khách quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia Vietshrimp 2021
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã đăng ký tham dự như: Tập đoàn Thăng Long, Skretting Vietnam, Tập đoàn Việt Úc, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, RYNAN Technologies Việt Nam JSC, Công ty Lallemand Animal Nutrition… VietShrimp 2023 không chỉ mang nhiệm vụ kết nối giao thương trong nước mà còn “mở đường” giúp ngành thủy sản nước nhà vươn tầm ra thế giới. Sau những năm chậm lại vì đại dịch COVID-19 và các vấn đề lạm phát, xung đột, gia tăng chi phí logistics… đang ảnh hưởng lên ngành, đây chắc chắn là cơ hội hiếm để tất cả có thể cùng quy tụ và bàn giải pháp hướng tới phát triển lâu dài và bền vững cho ngành thủy sản.
Giải quyết thách thức
Theo VASEP, từ năm 2020 đến nay, hoạt động của ngành thủy sản cũng còn gặp không ít khó khăn, bất lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cũng như lợi nhuận kinh doanh. Với nhiều lý do từ “tắc cảng” do đại dịch COVID-19 và nay là giá nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng 4 – 5 lần.
Vietshrimp đã thu hút rất nhiều khách tham quan cũng như mang tới cơ hội đầu tư
Mặt khác, khoảng 40 – 50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70 – 80% so với trước. Do nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến
Bên cạnh đó, hiện nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để tăng nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang đô thị hóa nên biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất và những quy hoạch về sử dụng đất đang là thách thức cho doanh nghiệp và người nuôi thủy sản.
Một thách thức, khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận.
Với những khó khăn và thách thức trên, VietShrimp 2023 có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành thủy sản trong và ngoài nước sẽ cùng lắng nghe, bàn luận đưa ra những giải pháp để giúp các doanh nghiệp giải đáp và có những biện pháp thích ứng phù hợp; nhằm vượt qua thách thức, để đóng góp chung vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam cũng như mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho các doanh nghiệp và cộng đồng những người làm thủy sản.
Nguồn thuysanvietnam - Hải Linh
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao