Phòng trị bệnh sữa tôm hùm
Phòng trị bệnh sữa tôm hùm là rất cần thiết; bởi trong ngành nuôi tôm hùm thường hay gặp phải căn bệnh sữa này.
Vậy cách phòng trị bệnh sữa tôm hùm như thế nào, xác địch nguyên nhân, triệu trứng để kịp thời phát hiện tôm hùm bị bệnh sữa.
Tác nhân gây bệnh sữa cho tôm hùm
Nguyên nhân gây bệnh sữa cho tôm hùm là do vi khuẩn ký sinh Rickettsia-like gây ra. Những loài tôm hùm thường mặc phải là; tôm hùm nuôi trong lồng, tôm hùm tre, tôm hùm bông.
Triệu chứng của bệnh sữa ở tôm hùm
Tôm hùm bị nhiễm bệnh sữa hoạt động yếu, it phản ứng khi tác động. Ví dụ khi cầm lên tôm vẫn duỗi thẳng thân, không co lại mình như tôm khỏe mạnh.
Khi tôm bị bệnh sữa khoảng 3-5 ngày mô cơ bụng chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục, mềm nhão.
Gan, tụy tôm hùm bị bệnh sữa chuyển sang màu mờ nhạt, nếu bị nặng có thể bị hoại tử.
Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị để bệnh kéo dài từ 8-12 ngày tôm sẽ chết rải rác thậm chí chết hàng loạt.
Cách điều trị bệnh sữa tôm hùm
Bước 1:
Phải tiêu hủy và tách ngay những con bị bệnh khỏi đàn, chỉ để lại con bị nhẹ còn ăn thức ăn.
Bước 2:
Cần sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline, được bán dưới tên thương mại là Sumycin là loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh do nhiễm trùng.
Trộn thức ăn với thuốc kháng sinh Tetracycline có bổ sung hoạt chất sinh học cho tôm
Phải sử dụng thức ăn sạch, tươi như; cá mối, cá tạp khác, cá liệt, cá sơn.. Sau đó rửa bằng thuốc tím với liều lượng 2-3ppm, vớt ra để ráo nước khoảng 10-15 phút.
Cắt từng miếng nhỏ phù hợp giai đoạn tôm đang lớn và trộn với thuốc kháng sinh tetracycline.
Trộn 5g kháng tetracycline + 5g Hoạt chất sinh học MOS + 5g Chất kết dính Binde + 1kg thức ăn. Cho tôm hùm ăn thức ăn đã trộn liên tục trong 7 ngày, 1 lần/ngày vào 17 – 18 giờ;
Sau 7 ngày dùng thuốc, nếu thấy tôm vẫn còn bệnh, thì tiếp tục cho tôm ăn thức ăn có trộn thuốc trong vòng 3 ngày, 1 lần/ngày vào lúc 17 – 18 giờ (trộn thức ăn như ở trên, nhưng giảm một nửa lượng kháng sinh tetracycline: tỷ lệ 2,5 g/kg thức ăn).
Lưu ý: Tách những cá thể bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi, tương tự như cách thực hiện ở Bước 1.
Bước 3:
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung chế phẩm và hoạt chất sinh học. Tiến hành ngay sau khi kết thúc bước 2, theo thứ tự sau:
Trộn thức ăn (thức ăn đã được xử lý như bước 2) với chế phẩm sinh học (thành phần Bacillus spp., Lactobacillus spp., hàm lượng 108 cfu/g) hoạt chất sinh học (MOS) và chất kết dính (Binder) theo tỷ lệ: 5 g chế phẩm sinh học + 5 g hoạt chất sinh học + 5 g chất kết dính/kg thức ăn;
Cho tôm ăn thức ăn đã trộn chế phẩm và hoạt chất sinh học liên tục trong vòng 7 – 10 ngày, 1 lần/ngày vào lúc 17 – 18 giờ.
Lưu ý: Chỉ thu hoạch tôm sau ít nhất 30 ngày trở lên khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.
Qua thông tin chia sẻ trên có thể giúp bà con phần nào nắm được cách phòng trị bệnh sữa tôm hùm. Nhằm hạn chế, tránh được những rủi ro trong vụ nuôi tôm hùm, chúc bà con luôn đạt năng suất vụ nuôi tôm hùm.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao