Phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa
Trong thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao, cá dễ nhiễm bệnh. Xin tư vấn các biện pháp phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa ?
Trả lời: Phòng bệnh cho cá lúc chuyển giao mùa
– Vệ sinh ao đầm sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi:
+ Nếu nuôi cá trong ao đất cần; dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp các lỗ xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.
+ Nếu nuôi cá trong ao nổi lót bạt của Công ty Aqua Mina thì đơn giản hơn, hiệu quả hơn.
– Phải nắm bắt được đặc tính sinh học từng loài cá, chọn loài cá nuôi phù hợp: Hiện nay có rất nhiều loại cá nuôi. Để chọn được loài cá nuôi thích hợp, cần căn cứ vào điều kiện từng vùng sinh thái khác nhau.
– Chất lượng con giống: Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, cá tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy xước, nên mua giống ở những nơi uy tín… Trước khi thả giống cần tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút để sát trùng.
– Mật độ thả thích hợp: Nên thả đúng mật độ tùy theo từng loài cá: Nhóm cá không có cơ quan hô hấp phụ (rô phi, mè hoa, trắm cỏ, chép…) thả với mật độ dưới 3 – 4 con/m2 ; nhóm cá có cơ quan hô hấp phụ (tra, trê, rô đồng…) thả với mật độ 5 – 10 con/m2 . Thả cá đúng mật độ để cá lớn nhanh, lớn đều, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi.
– Nuôi ghép: Trong cùng một ao có thể nuôi ghép các loại cá với nhau để tận dụng không gian mặt nước và các loại thức ăn có trong ao vì mỗi một loại cá sống ở một tầng nước và sử dụng thức ăn khác nhau.
– Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn theo 4 định: Định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Nếu thức ăn là tấm cám nấu thì nên để vào sàng cho cá ăn để dễ quản lý được thức ăn.
– Tăng cường chất dinh dưỡng: Cho ăn đủ chất, bổ sung thêm một số chất vi lượng để tăng cao sức đề kháng cho cá như Vitamin C…
– Đánh bắt vận chuyển cá nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho cá.
– Định kỳ 2 tuần/lần dùng vôi bột té đều khắp mặt ao với lượng 2 – 3 kg/100 m3 nước.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao