Kỹ thuật nuôi rắn ri voi
Kỹ thuật nuôi rắn ri voi hay còn gọi rắn bồng voi, rắn ri tượng; qua bài viết này giúp bạn nắm cơ bản về kỹ thuật nuôi rắn ri voi để đạt được hiệu quả.
Trong kỹ thuật chăn nuôi nói chung cũng như kỹ thuật nuôi rắn ri voi cũng vậy; bước đầu tiên phải nắm được tập tính sinh học của loài vật nuôi này.
Đặc tính sinh học rắn ri voi
Rắn ri voi có tên khoa học là (Enhydris Bocourti), thuộc loại rắn nước.
Rắn ri trưởng thành loại lớn trọng lượng có thể đạt tới 7-8kg
Rắn ri sống ở môi trường cạn và nước ngọt, không thích hợp với nước mặn, nước lợ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rắn ri voi nuôi thả dưới nước có thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, phù hợp nuôi dưới nước
Nhiệt độ thích hợp cho rắn ri voi phát triển tốt nhất là từ 27-320C
Rắn ri voi không có nọc độc gây nguy hiểm đến tính mạng con người, vật nuôi khác.
Chuẩn bị bể nuôi rắn ri voi
Diện tích nên từ 7m2 trở lên, phần diện tích này phụ thuộc vào quy mô nuôi từng người
Làm bể khung thép lót bạt hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn có chiều cao khoảng từ 1,2m – 1,5m
Lắp cổng xả nước bằng mặt bích nhựa luppe khi nước trong bể nuôi bị dơ.
Làm giá thể bằng bè tre hoặc chùm dây ni lon cho rắn trú ẩn
Cần cấp nước sạch thông qua túi lọc nước, mực nước cấp vào bể nuôi từ 6-7cm
Chọn con rắn giống và mật độ thả rắn
Chọn rắn giống đồng lứa, đều kích thước
Quan sát rắn phải khỏe mạnh, không trầy xước, có vết sẹo
Đặc biệt chú ý là không dập, gãy xương sống.
Nếu đã có kỹ thuật nuôi và không qua gấp xoay vòng vốn có thể mua giống rắn 50 con/kg để thả.
Nếu cần xoay vòng vốn nhanh mua rắn ri voi có trọng lượng 100-200gr/con về thả vỗ thịt trong vòng 2-3 tháng có thể đạt trọng lượng 400-600gr/con.
Mật độ thả rắn ri voi
Nếu thả rắn loại 50con/kg có thể ở mật độ 30-40con/m2
Rắn loại 100-200gr/con có thể thả 18-25con/m2
Cách cho rắn ăn
Rắn ri voi thích ăn những thức ăn tươi sống như; lươn con, nòng nọc, ếch nhái, cá tạp…
Cần kết hợp với thức ăn công nghiệp cho rắn. Tỷ lệ lượng thức ăn trung bình một ngày là 3-5% so với trọng lượng cơ thể đàn rắn nuôi trong bể.
Ví dụ: đàn rắn 100kg, vậy thức ăn 3-5% thì là 3-5kg thức ăn chia đều 3-4 bữa trong ngày.
Theo dõi chăm sóc rắn
– Khoảng 1 – 2 tuần, thay nước một lần
– Rắn sắp lột da cá thì màu vảy trắng và mặt đục.
– Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn.
– Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng
– Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung kích thích tăng trưởng như B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn.
Phòng và trị bệnh rắn
– Rắn có thể bị xây xát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycine pha với nước cất bôi vào vết thương cho rắn. Xử lý nguồn nước bằng muối.
Rắn bị đường ruột sình bụng, bỏ ăn dùng Sulfa Guanidin tán vào nồi để khô rồi cho rắn ăn.
– Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Thời gian thu hoạch rắn ri voi
Thông thường thời gian nuôi rắn dao động từ 6 đến 12 tháng. Khi nuôi được 6 tháng bạn có thể thu hoạch xuất ao, lúc này trọng lượng có thể đạt từ 400-600gr/con.
Giá bán rắn ri voi hiện tại dao động từ 280.000 – 400.000đ/kg, đối với mức giá này so với các loài vật nuôi khác thì giá trị kinh tế ở mức rất cao.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao