Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm, cá, lươn…bởi đây là một công thức quyết định đến 50% sự thành bại của bạn. Đó cũng là lý do vì sao các cá nhân nuôi tôm cá phần lớn nhanh chóng trắng tay phải đi làm công nhân, còn các Công ty Doanh nghiệp vẫn nuôi ổn định tồn tại lâu dài.
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá phải làm thế nào và vì sao cần quản lý vốn. Thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được những thắc mắc như tiêu đề đã nêu.
Vì sao phải quản lý vốn nếu không sẽ trắng tay.
Trong bất cứ công việc kinh doanh, đầu tư nào cũng đòi hỏi biết cách quản lý vốn. Nếu không quản lý vốn, bạn có vốn là 500.000.000 triệu, bạn đầu từ hết 500.000.000 triệu. Nếu may mắn thắng bạn thắng lớn, nếu thua bạn sẽ trắng tay. Vì bạn đang chơi bài tất tay, vô cùng rủi ro.
Đấy cũng là lý do vì sao các Công ty nuôi ổn định. Bởi các Công ty họ có kế hoạch quản lý vốn, theo từng chiến lược, nếu thua họ vẫn đứng vững.
Đối với các cá nhân chưa biết cách quản lý vốn. Nếu thua là thua sạch, phải đi làm công nhân “ nhiều người nói rằng, nuôi đi rồi sớm muộn cũng đi Bình Dương”. Bạn thua là do bạn chưa biết cách quản lý vốn, vậy cách quản lý vốn thế nào, mời bạn xem thêm phần dưới đây.
Cách quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Ví dụ: Vốn bạn có 500.000.000 triệu
Bạn chia ra làm nhiều đợt
Đợt 1:
Vốn 40% là 200.000.000 triệu – đầu tư 1 ao lót bạt D25 bao gồm cả máy móc thiết bị đầy đủ khoảng gần 145.000.000 triệu, còn 50.000.000 triệu cho thức ăn, vi sinh, điện nước. Đối với phần này người nuôi kinh nghiệm sẽ tính chính xác hơn, ở đây chúng tôi ví dụ cho bạn nhìn thấy những khoản chi tiêu để tính toán hợp lý.
Nếu bạn thành công ngay đợt 1 này cùng ao lót bạt D25 thì vụ thu khoảng 2,5 tấn tôm. Doanh thu khoảng 386.000.000 triệu, lúc này trừ vốn đầu tư ao, thức ăn, điện nước 195.000.000 triệu bạn còn lời 191.000.000 triệu, xin chúc mừng bạn.
Nếu thất bại đợt nuôi đầu tiên. Bạn sẽ mất đi khoản tiền 50.000.000 triệu tiền thức ăn, vi sinh, điện nước. Ao bạt, thiết bị máy móc bạn vẫn còn, chỉ cần bạn tẩy rửa sạch sẽ, bạn sử dụng tiếp tục đợt 2.
Đợt 2
Vốn 10% là 50.000.000 triệu tiền giống, thức ăn, vi sinh, điện nước…. Bởi lúc này bạn không còn đầu tư ao lót bạt, máy móc thiết bị.
Nếu thất bại thêm đợt 2 này. Số tiền đợt 1 là 50.000.000 và đợt 2 là 50.000.000, Tiền bạn bị mất đi 100.000.000. Sau thất bại 2 đợt và đầu tư ao và thiết bị tổng số tiền là 245.000.000, tiền dự phòng bạn còn 255.000.000
Ao thiết bị, phụ kiện bạn vẫn còn. Bạn xem tẩy rửa vệ sinh sạch, khử khuẩn, phơi nắng có thể tiếp tục nuôi đợt 3.
Đợt 3
Đợt 3 này bạn vẫn đầu tư thêm 10% là 50.000.000 vào tiền giống, thức ăn, vi sinh…
Nếu đợt này bạn thành công thu về 2,5 tấn tôm. Doanh thu 386.000.000
Bạn lấy số tiền doanh thu này trừ đi tiền vốn đầu tư ao 145.000.000 và thất bại đợt 1 là 50.000.000 và 2 là 50.000.000 và cả vốn đợt 3 là 50.000.000 tổng là 295.000.000
386.000.000 – 295.000.000 = 91.000.000. Vậy tiền lời bạn có là 91.000.000
Vậy sau 2 đợt thất bại, 1 đợt thành công thì bạn vẫn có lời
Đây chính là công thức thành công của những Công ty, Doanh nghiệp luôn tồn tại bền vững trong nuôi tôm cá. Đối với nhiều cá nhân chưa biết cách quản lý vốn. Đầu tư tất tay, rồi sớm trắng tay tạo nên một ác cảm rủi ro đối với nhiều người.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao
Trị bệnh mang trắng cá diêu hồng