Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng bà con cần tham khảo để tránh mầm bệnh còn tồn tại; Vậy cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng cho ao đất và ao lót bạt cần làm gì, mời xem trong bài viết sau.
Cần xử lý ao đất và ao lót bạt khi bị bệnh đốm trắng
Xử lý ao đất nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Cuốc, cày xới đáy ao lên và rải vôi nông nghiệp 500kg/1000m2 . Bà con tìm cách trộn vôi và đất đã cày cuốc lên nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Phơi nắng khoảng 3-4 ngày, sau đó ban, lăn lại nền đất cho bằng phẳng trở lại phơi nắng khoảng 2-3 ngày.
Lúc này bà con cho nước vào ngập đáy khoảng 5cm và ngâm đáy 2-3 ngày rồi xả hết nước và phơi nắng tiếp 3-5 ngày.
Bà con thực hiện cả đáy và bờ ao nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh đốm trắng, kể cả lối đường đi ra vào ao nuôi tôm cũng phải xử lý.
Khi phơi nắng xong, bà con lấy nước vào ao tiếp khoảng 5-10cm; sử dụng thuốc, hóa chất diệt bệnh theo 3 cách sau;
- Dùng thuốc tím 4-5kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
- Dùng Clorin 5 kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
- Dùng Formol 4-5 lit/1000m2 , ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi
Sau khi ngâm đáy 2-3 ngày; bà con xả hết nước và cấp nước vào ao với mực nước là 1m. Sử dụng clorine 25kg/1000m2 và chạy quạt, sục khí để clorin hòa tan đều và diệt các vi khuẩn, dịch bệnh bám dính vào các thiết bị quạt, sục khí…sau đó xả hết nước và cấp nước mới để tiến hành vụ nuôi mới.
Xử lý ao lót bạt nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Đây là bước khác biệt của ao lót bạt so với ao đất. Chỉ cần bà con xả hết nước tẩy rửa sạch phơi nắng và đồng thời tháo tẩy rửa các thiết bị oxy như; dàn quạt, hệ thống oxy đáy, nhá…phơi nắng
Bà con nên chú ý dùng các vật dụng đè giữ không cho gió thổi tốc bạt rách, phơi nắng khoảng 1-2 ngày.
Khi phơi nắng xong, bà con lấy nước vào ao tiếp khoảng 5-10cm; sử dụng thuốc, hóa chất diệt bệnh theo 3 cách sau;
- Dùng thuốc tím 4-5kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ thành và lối đi
- Dùng Clorin 5 kg/1000m2 chú ý thực hiện công việc này vào buổi chiều tối, ngâm đáy và phun tạt cả bờ thành ao và lối đi
- Dùng Formol 4-5 lit/1000m2 , ngâm đáy và phun tạt cả bờ và lối đi lại.
Sau khi ngâm đáy 2-3 ngày; bà con xả hết nước và cấp nước vào ao với mực nước là 1m. Sử dụng clorine 25kg/1000m2 và chạy quạt, sục khí để clorin hòa tan đều và diệt các vi khuẩn, dịch bệnh bám dính vào các thiết bị quạt, sục khí…sau đó xả hết nước và cấp nước mới để tiến hành vụ nuôi mới.
Thông qua những chia sẻ trên; bà con có thể tham khảo cách xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng trong vụ nuôi tôm. Không bối rối khi gặp phải tình trạng nêu trên.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm
Vì sao người nước ngoài đang rất quan tâm đến nuôi tôm
Tại sao đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu
Cần quản lý vốn khi nuôi tôm cá
Tặng máy cho tôm ăn tự động
Lợi ích của tảo khuê trong nuôi tôm
Bỏ nghề thợ mộc vào rừng nuôi cá tầm thu hơn 400 triệu
TRIỂN LÃM QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE
Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
Tiền Giang hợp tác với Tổ chức NEDO (Nhật Bản) phát triển nuôi tôm công nghệ cao